Bóng Đá Plus trên MXH

Bản quyền và chuyện kiếm tiền ở V.League
Khắc Sơn • 10:27 ngày 29/04/2020
Bây giờ, chúng ta không còn lạ lẫm với việc một đơn vị độc quyền bản quyền hình ảnh một giải đấu nữa. Một luật chơi mới, một chân giá trị mới đã được thiết lập sau khá nhiều năm chúng ta hội nhập với ngành công nghiệp bóng đá.

    Cách đây khoảng chục năm, việc một đơn vị nắm giữ độc quyền hình ảnh một giải đấu là một điều khó chấp nhận. Họ nhận rất nhiều chỉ trích, thậm chí bị coi như đứng lên trên quyền lợi của cộng đồng. Câu chuyện K+ độc quyền hình ảnh giải Ngoại hạng Anh đã tạo ra muôn vàn sóng gió với những màn tranh luận ngay gắt trên báo chí và bên ngoài cộng đồng. 

    Thế rồi, câu chuyện K+ hay bất cứ đài truyền hình nào nắm giữ bản quyền truyền hình một giải đấu cũng được chấp nhận tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Ở cuộc chơi ấy, bạn không thể tự cho mình có quyền đặc cách. Không có tình cảm, không có ngoại lệ, chỉ có những bản hợp đồng với những điều khoản lạnh lùng cùng những con số biết nói. 

    Trở lại câu chuyện bản quyền của V.League. Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta chưa thể thu bộn tiền từ bản quyền truyền hình? Xin thưa rằng, giá trị của món hàng dựa trên chất lượng và cách phân phối chúng đến cộng đồng. Rất ít người đặt câu hỏi: Các nhà đài đã thật sự có lãi khi phát sóng các trận đấu ở V.League hay chưa? Và cũng chẳng ai thống kê, một trận đấu ở sân chơi quốc nội có bao nhiêu nhãn hiệu mua sóng quảng cáo? Các doanh nghiệp luôn lấy lượng người xem của một chương trình làm căn cứ để quảng cáo sản phẩm. Và một khi nhà đài vẫn phải phát ca nhạc trong lúc nghỉ giữa hai hiệp vì không bán được quảng cáo thì khó có chuyện họ bỏ tiền mua bản quyền truyền hình V.League.

    Bất cứ nhà tổ chức nào cũng khao khát kiếm được thật nhiều tiền từ bản quyền truyền hình. Nhưng, để kiếm được tiền thì món hàng đem bán phải thật sự chất lượng, thậm chí là món hàng cao cấp. Mà để có món hàng chất lượng thì hô quyết tâm thôi là chưa đủ. Chúng ta cần những CLB chuyên nghiệp với tư duy coi bóng đá là một ngành công nghiệp thực sự. Chúng ta cần sự chăm chút về hình ảnh, về điều kiện cơ sở vật chất và đặc biệt là xây dựng thành công mẫu hình bóng đá sạch để món hàng đem đi bán là nhu cầu thiết yếu của cộng đồng.

    XEM THÊM

    Hà Nội FC sẵn sàng cho Văn Hậu về nước, kể cả nghỉ đá lượt đi 

    Văn Hậu làm được gì trong năm bóng đá Hà Lan dang dở?

    Văn Hậu giữa ngã tư đường

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội