Bóng Đá Plus trên MXH

Nghề cầm quân tại Tây Ban Nha: "Sướng"hay khổ"?
Kinh Thi • 07:08 ngày 15/08/2013
Hãy bắt đầu từ những con số và sự kiện. Phân nửa (10/20) số đội ở La Liga mùa này vào cuộc với HLV mới. Trong số những người ra đi, có 3 HLV (Valverde, Dukic, Martinez) chia tay đội này chỉ để huấn luyện đội khác, cũng tại La Liga.
    Một vị (Pellegrini) "lên đời", sang Anh dẫn Man City. Ở một mức độ nào đó, cũng có thể nói Mourinho không quá phiền muộn khi đổi Real lấy Chelsea. Montanier mùa trước xuất sắc đưa Sociedad vào Top 4, và ông chủ động ra đi sau khi hết hợp đồng, về Pháp dẫn Rennes. Vilanova đương nhiên không thể tiếp tục công việc ở Barca. Tóm lại, số đông ra đi trong thế ngẩng cao đầu.

    Người ta từng thống kê trong 10 mùa và công bố: bình quân một HLV La Liga trụ được 2,1 năm ở một đội bóng, hơi cao hơn đồng nghiệp của họ ở Serie A (2 năm), hơn hẳn so với Bundesliga (1,5 năm) và thua xa Premier League (3,9 năm). Thật ra, còn phải đi sâu vào các chi tiết cụ thể như lương bổng, thuế khóa, điều khoản hợp đồng... để có thể nói kỹ về nghề huấn luyện ở La Liga. Ở đây, chúng ta hãy cứ bàn về khía cạnh chuyên môn thuần túy. "Tuổi thọ" bình quân vừa nêu nói lên khác biệt gì?

    Các đội bóng ở La Liga phản ứng với HLV nhanh hơn, và các HLV cũng phản ứng với đội bóng nhanh hơn so với Premier League. Xin lưu ý khái niệm "phản ứng". Họ cảm thấy không thích hợp với nhau, CLB cảm thấy HLV của họ đang gặp lúc... không may, hoặc HLV cảm thấy CLB... chưa gặp thời. Sự chia tay trong hoàn cảnh như thế không nói lên vấn đề năng lực của HLV. Điều đó lý giải vì sao Valverde, Dukic, Martinez... vừa đi khỏi đội này thì lập tức xuất hiện ở đội khác. Ngược lại, khi một HLV ở Premier League ra đi, cơ hội trở lại cầm quân ở đội khác thấp hơn hẳn so với La Liga.


    Valverde vừa nghỉ ở đội này đã được đội khác mời về

    Một phần nguyên nhân: "tuổi thọ của nghề" bình quân khá cao tại Premier League nói lên rằng các đội bóng Anh đã kiên nhẫn cho HLV thêm cơ hội sau khi thất bại. Ra đi trong hoàn cảnh như thế thì... chẳng còn gì để nói. Đâu rồi những Glenn Hoddle, George Graham, Graeme Souness, Kenny Dalglish, David O'Leary, vốn rất nổi tiếng trong làng bóng Anh?

    Ở TBN, chức danh giám đốc bóng đá rất quan trọng (cho đến trước khi Mourinho xuất hiện, HLV trưởng ở Real luôn chịu lép vế so với giám đốc bóng đá và chủ tịch CLB). HLV trưởng vì thế chỉ phải tập trung vào công tác huấn luyện. Việc chuyển đổi CLB do vậy cũng khá đơn giản. Còn ở Anh, HLV là "manager" chứ không phải "coach". Ông ta còn phải để mắt tới các đội trẻ, hoạch định chiến lược... Đấy cũng là nguyên nhân khiến việc thay HLV ở Premier League khó khăn hơn.

    Sau khi thành công ở TBN, Benitez đưa Liverpool lên ngôi vô địch Champions League, rồi lại huấn luyện Inter, Chelsea, giờ là Napoli. Michael Laudrup lập tức gây tiếng vang khi nắm Swansea (vâng, có thể xem cựu danh thủ Đan Mạch này là người xuất thân từ bóng đá TBN). Trong 2 nền bóng đá lớn nhất thế giới là châu Âu và Nam Mỹ thì chỉ có một ĐTQG hiện đang dùng HLV ở lục địa khác. Đó là tuyển Bolivia, với HLV đến từ xứ bò tót, Xavier Azkargorta. Phải chăng, HLV xuất  thân từ nền bóng đá TBN "có thương hiệu" như thế vì họ có điều kiện tập trung và phát huy năng lực chuyên môn nhiều hơn ở các nước khác, như nước Anh?
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay