HLV Kasper Hjulmand (ĐT Đan Mạch): 'Tôi từng vì bóng đá mà quên cả gia đình!'

Trung Nghĩa (lược dịch)
Từ 10:11 ngày 22-11-2022
Kasper Hjulmand hiện đang là HLV trưởng của ĐT Đan Mạch. Ông vừa có những chia sẻ rất đáng chú ý trên The Players’ Tribune về khát vọng vô địch thế giới, về cuộc đời và sự nghiệp của chính mình, về “bài học lớn nhất thế giới trong cuộc đời là sự đồng cảm và sẻ chia”...

“Tôi có một câu hỏi dành cho bạn. Nếu bạn có thể vô địch World Cup, nhưng đổi lại, bạn sẽ chết 5 năm sau đó, bạn có chấp nhận thỏa thuận đó không? Đó là câu hỏi đã được đặt ra cho nhiều VĐV vào những năm 1980. Hơn một nửa trong số họ nói “Có”. Tất nhiên, tôi biết rằng bóng đá không liên quan đến sự sống và cái chết. Nhưng chúng tôi từng biết được điều đó sau khi suýt để mất Christian Eriksen ngay trên sân tại EURO năm ngoái. 

Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, tôi muốn trở thành một cầu thủ bóng đá. Nhưng đến năm 26 tuổi, tôi đã trải qua 7 cuộc phẫu thuật ở đầu gối phải. Tôi không muốn giải nghệ bởi tôi yêu bóng đá. Không, phải nói là tôi bị ám ảnh bởi bóng đá. Nhưng cuối cùng tôi vẫn phải chấp nhận số phận.

Một ngày nọ, sau khi giải nghệ, tôi nhận được đề nghị từ Birger Jørgensen, giám đốc đội trẻ của Lyngby, một đội bóng ở giải hạng Nhất Đan Mạch. Anh ấy muốn tôi huấn luyện đội U18. Công việc đó không mang lại quá nhiều tiền và chỉ là bán thời gian. Nhưng tôi đã chìm đắm trong nó.

3 năm sau, vào năm 2001, Lyngby phá sản và rớt xuống hạng Tư. Hầu hết mọi người đều rời đi, kể cả tôi. Vài tháng sau, Birger mời tôi trở lại. Chúng tôi đã dần đưa Lyngby trở lại đỉnh cao. Sau đó, tôi trở thành HLV đội một. Chúng tôi được thăng hạng một lần, rồi hai lần. Vào năm 2007, đúng 2.000 ngày sau khi phá sản, Lyngby đã trở lại giải hạng Nhất.

1 năm sau, tôi gia nhập Nordsjælland, đầu tiên là trợ lý và sau đó là HLV. Chúng tôi có một trong những ngân sách nhỏ nhất ở giải hạng Nhất, nhưng chúng tôi đã giành 2 Cúp QG Đan Mạch (2010 và 2011), vô địch giải đấu (2012), về nhì (2013) và chơi ở Champions League (2012/13). 

Sau đó, vào năm 2014, tôi ký hợp đồng với Mainz. Vào mùa Hè, vợ tôi bán căn nhà của chúng tôi ở Đan Mạch. Cô ấy và 3 đứa con cùng tôi chuyển đến một khách sạn. Nhưng tới tháng Hai, lần đầu tiên sau 17 năm tôi không có việc làm. 

Một ngày thứ Bảy, tôi nhớ mình đã đưa con gái đến công viên gần nhà ở Bad Homburg. Đó là cuối tuần đầu tiên tôi đi dạo với một trong những đứa con của mình. Vâng, lần đầu tiên. Tâm trí tôi hỗn loạn. Tại sao lại như thế này? Tại sao tôi bị ám ảnh bởi chiến thắng? Tại sao tôi lại bỏ mặc gia đình mình nhiều như vậy?

Vợ tôi đã từ bỏ cuộc sống ở Đan Mạch để đến Đức với tôi. Các con tôi đã nghỉ học, bỏ bạn bè. Tại sao? Để tôi có thể cố gắng giành các danh hiệu với Mainz? 6 tháng tiếp theo đã giúp tôi tỉnh táo trở lại. Có lẽ tôi chỉ nên huấn luyện bọn trẻ. Có lẽ tôi nên từ bỏ hoàn toàn. 

Sau đó, tôi đã gặp gỡ với Tom Vernon. Anh ấy thành lập Học viện Right to Dream với mục đích giúp các nam sinh và nữ sinh ở Ghana nhận được học bổng thể thao ở Mỹ. Vào tháng 12 năm 2015, Right to Dream đã mua Nordsjælland. Một tháng sau, câu lạc bộ thuê tôi làm HLV. Tôi đã trở lại, nhưng với một tầm nhìn mới, và điều đó đã cứu rỗi sự nghiệp của tôi. Cuối cùng, tôi đã có một mục đích.

Khi tôi được thuê làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Đan Mạch, tôi muốn tìm một mục đích lớn hơn. Åge Hareide đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng không có nhiều người ủng hộ đội bóng. Các SVĐ không có nhiều khán giả. Đã có tranh chấp về tiền lương giữa các cầu thủ và liên đoàn. Không có mối liên hệ thực sự nào giữa cầu thủ và người dân, cũng như giữa cầu thủ và báo chí. 

Giám đốc bóng đá của liên đoàn, Peter Møller, bảo tôi lên một kế hoạch dài hơi cho đội tuyển. Tại sao chúng ta có một đội tuyển quốc gia? Để tìm câu trả lời, tôi đã gặp gỡ khoảng 25 đến 30 người: nhạc sĩ, diễn viên, thủ tướng, huấn luyện viên đội tuyển quốc gia, CEO… và mọi thứ bắt đầu từ bản sắc. Chúng ta là ai?

Chúng tôi thấy rằng giá trị cốt lõi của chúng tôi là sự tin tưởng, tinh thần đồng đội và lòng can đảm. Mục đích của chúng tôi là truyền cảm hứng cho 350.000 chàng trai và cô gái đang chơi bóng ở Đan Mạch.

Khi Christian bị ngừng tim ở EURO 2020, các cầu thủ đã cho thấy chính xác chúng tôi là ai. Họ đã bảo vệ đồng đội mình khỏi camera. Họ ủng hộ vợ của anh ấy. Cả nước đã chống lưng cho chúng tôi. Phần còn lại của thế giới cũng vậy. Tôi rất tự hào khi mọi người biết đến chúng tôi nhờ hành vi này. Những cầu thủ này đã trở thành hình mẫu cho trẻ em Đan Mạch. 

Tôi hy vọng bạn có thể thấy giá trị ở đây trong việc có một mục đích lớn hơn. Tôi hy vọng các bạn cũng hiểu bóng đá có sức mạnh gắn kết mọi người lại với nhau. Với sự đồng cảm, sáng tạo và tâm lý thoải mái, mọi người đều có khả năng biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Đây là những gì bóng đá có thể làm”. 

“Phải luôn tập trung hết mức có thể!”
“Khi bạn tham dự một giải đấu lớn, bạn phải tập trung hết mức có thể. Bạn ở đó để giành chiến thắng, và trong những tuần đó, không có gì khác ngoài bóng đá. Tại EURO 2020, có những lúc tôi quên cả gia đình mình”, Hjulmand chia sẻ.

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: [email protected]
 

http://www.bangda7.com/bundles/jquery.js
x