Ngày HLV bị sa thải, cũng là ngày Almeida nở nụ cười
Sau Jeferson Marcos (Nguyễn Trung Sơn), “cò” Rogerio đã mang Jose Almeida đến Việt Nam chào hàng. Khác với Jeferson, người đồng hương Almeida được ăn tập hẳn hoi chứ không phải một gã được “nhặt” đâu đó trên đường phố Brazil.
Almeida từng có thời gian học việc 4 tháng tại CLB hạng Nhì Racing Ferrol (Tây Ban Nha). Tuổi 21, Almeida được xem là cầu thủ triển vọng nhưng rồi anh không thể “lớn” hơn nên đành phải gác lại giấc mơ chơi bóng ở trời Âu. Almeida quay trở lại Brazil chơi cho một loạt đội bóng không mấy tên tuổi như Sao Guidovao, Brogantino, Antreniemse. Tiền đạo này cũng từng lang bạt đến châu Á khoác áo Al Ansar, đội bóng giàu thành tích nhất nhì Lebanon. Trước khi được Rogerio dẫn đến đội bóng Đà Nẵng, Almeida là thành viên của những CLB trung bình kém như Entrerriense, Teresopolis…
Nhưng Almeida vẫn không tạo được ấn tượng tốt ở buổi thử việc đầu tiên. HLV Lê Thụy Hải đã cho tiền đạo người Brazil thang điểm thấp nhất. Nó cũng đồng nghĩa, Almeida phải khăn gói trở trở về nhà. Rồi vào ngày 29/12/2006, một tin vui bay về với anh khi HLV Lê Thụy Hải bị Đà Nẵng chấm dứt hợp đồng.
Ông Hải “lơ” mất ghế, trợ lý Trần Vũ được đưa lên thay thế trong bối cảnh bấy giờ, V.League 2006 đã cận kề nên ông Vũ quyết định ký với Almeida khi một tiền đạo khác là Nuro Amiro gặp chấn thương. Và đây cũng là ngoại binh cuối cùng của Đà Nẵng trước khi chốt danh sách dự giải. Đội bóng sông Hàn về đích ở vị trí thứ 7 chung cuộc vào cuối mùa, còn Almeida có 14 pha lập công, một con số không thể ấn tượng hơn với một tân binh từng bị chê là “chân gỗ” của V.League.
“Vua” không chiến
Có một phương án chiến thuật được Đà Nẵng áp dụng rất thành công: Trái bóng sẽ đưa xuống đáy biên rồi lật vào trong, hoặc các cầu thủ tấn công thực hiện những quả rót bóng nhắm vào cái đầu của Almeida. Cả mùa bóng 2007, Đà Nẵng chủ yếu sử dụng “bài tủ” này, thế nhưng các đối thủ vẫn không thể bắt bài vì Almeida quá xuất sắc. Tiền đạo người Brazil đã giành danh hiệu Vua phá lưới với 16 bàn thắng và quá nửa trong số đó được ghi bằng đầu!
Mùa giải thứ 3 tại đội bóng sông Hàn, thêm một lần Almeida giành danh hiệu “Vua dội bom”. Anh phá vỡ kỷ lục 21 bàn thắng ghi được trong mùa 2005 của người đồng hương Huỳnh Kesley (B.Bình Dương). Đội bóng miền Trung leo lên vị trí thứ 4 trên BXH chung cuộc và họ bắt đầu mơ đến tấm huy chương ở mùa giải sau. Đà Nẵng vào năm 2008 đã khoác lên màu áo mới khi HLV Lê Huỳnh Đức được đưa lên nắm sa bàn cùng với đó là hàng loạt sự đầu tư khác. Năm ấy, Gaston Merlo (Đỗ Merlo) được đưa về để đá cặp với Almeida.
Họ trở thành “song sát” đáng chú ý, nhưng vận đen đã ập đến với Almeida. Sau một pha va chạm với thủ môn Thanh Bình trong buổi tập trên sân Chi Lăng, Almeida đã gặp chấn thương nặng và nghỉ gần hết giai đoạn lượt về mùa 2009. Trong nỗi lo ấy, Gaston Merlo đã làm rất tốt công việc của đồng nghiệp khi giành danh hiệu Vua phá lưới với 14 bàn thắng. Sau này gặp lại, Merlo từng thừa nhận: “Ở thời điểm đó, Almeida đã có 9 bàn, nếu không dính chấn thương thì anh ấy có thể mới là người đoạt danh hiệu Vua phá lưới”.
Rời Đà Nẵng khi có được mọi vinh quang khi hết mùa 2009, Almeida tiếp tục cuộc chinh phục V.League cùng Navibank Sài Gòn và Quảng Nam. Tuy nhiên, những chấn thương cộng với tuổi tác đã khiến “ông vua không chiến” này đánh mất bản năng. “Tôi đã có những ngày tháng tuyệt vời ở Đà Nẵng. Tôi từng bực mình khi bị HLV chê thậm tệ. Nhưng nghĩ lại phải tự trách mình, tại sao lại chơi không tốt? Thật may mắn, tôi có những người đồng đội tốt, các HLV giúp đỡ và các CĐV yêu mến. Còn chuyên môn ư, đã có những người hỏi tôi, tại sao chơi đầu tốt hơn chân? Đơn giản, mỗi người có một kỹ năng riêng. Tôi phải học cách chơi đầu và cả việc ghi bàn bằng chân. Bóng đá không chỉ có vậy. Để giỏi hơn bạn phải học cả văn hóa, học ngoại ngữ để giao tiếp nữa”, Almeida từng thổ lộ về con đường thành công.
Kỷ lục khó bị xô đổ VÀI NÉT VỀ JOSE ALMEIDA Thành tích |
XEM THÊM
HLV Chung Hae Soung ‘hiến kế’ điều chỉnh lịch thi đấu V.League
Bị truy sát, người hùng bóng đá Thái Lan lẩn trốn ở vùng quê