Bóng Đá Plus trên MXH

10 năm áp dụng FFP, bóng đá thay đổi như thế nào?
DUY KHÁNH • 13:23 ngày 12/10/2019
Cho đến hôm nay, Financial Fair Play (FFP - Luật công bằng tài chính) đã được UEFA áp dụng tại châu Âu được 10 năm và gây nên nhiều xáo trộn.

    1. FFP giúp các CLB thoát nghèo

    Trong 17 năm đầu tiên của Ngoại hạng ANh, bản quyền truyền hình giải đấu đã tăng vọt từ 50 triệu bảng lên 800 triệu bảng. Tuy nhiên, điều đáng nói, lợi nhuận các CLB thu về lại giảm đi nếu so giữa mùa 2008/09 và 1996/97. Bởi lẽ, càng thu được nhiều tiền, các CLB lại phải bạo chi hơn trong cuộc đua vũ trang lực lượng để duy trì vị trí.

    Một đánh giá của UEFA cho thấy hơn một nửa các đội bóng châu Âu mất tiền - thua lỗ khoảng 20% - thế nên cơ quan điều hành nền bóng đá lục địa già phải đứng lên. Mùa Hè 2009, UEFA giới thiệu Financial Fair Play, chính sách trừng phạt các đội bóng nếu không kiếm được lợi nhuận.

    Hiệu quả đến một cách nhanh chóng: Tổng lợi nhuận các CLB Ngoại hạng Anh 2008/09, mùa cuối cùng trước FFP, là 79 triệu bảng. Còn mùa trước, 20 đội bóng Ngoại hạng Anh chia nhau tổng lợi nhuận 867 triệu bảng. Số liệu do hãng kiểm toán Deloitte cung cấp.

    Không thể phủ nhận, sự tăng vọt về bản quyền truyền hình đã giúp các CLB Anh có được những khoản doanh thu khổng lồ. Tuy nhiên, bản thân các CLB cũng thắt chặt chi tiêu một cách quyết liệt. Bằng chứng là mùa 2012/13, tỷ lệ tiền lương/doanh thu là 71% thì mùa trước tỷ lệ này chỉ còn 59%.

    "Nếu không có quy định, tôi chắc chắn rằng chúng ta vẫn sẽ thấy tình trạng bội chi ở hầu hết các đội bóng", ông Rob Wilson, chuyên gia tài chính bóng đá từ Đại học Sheffield Hallam đánh giá.

    FFP tạo ra sự ổn định tài chính nhưng cũng hỗ trợ nhiều cho các đội bóng giàu có

    19 trong số 20 CLB đã có lợi nhuận ở mùa 2017/18 so với chỉ 11 CLB ở mùa 2011/12. Khi lợi nhuận tăng vọt, nỗi lo về các khoản nợ giảm mạnh: mức nợ ròng của các CLB, theo tỷ lệ tổng doanh thu đã giảm từ 167% xuống 61% từ năm 2009. Trên bình diện châu Âu, các CLB tham dự các giải VĐQG của 54 LĐBĐ trực thuộc UEFA đã lỗ tổng cộng 1,7 tỷ euro vào năm 2011. Năm 2017, các CLB này lãi ròng 615 triệu euro. Vì vậy, thành tựu đáng kể nhất FFP tạo ra là ổn định tài chính.

    2. FFP tạo rào cản cho các hiện tượng

    Tiền là một trong những yếu tố quyết định thắng bại trong bóng đá, như cuốn sách Soccernomics giải thích: Trong 10 năm qua, tiền lương giải thích 90% sự xáo trộn vị trí trên bảng xếp hạng.

    Kể từ khi FFP ra đời, chỉ 6 lần trong vòng 10 năm qua, những đội bóng hiện tượng lọt vào top 6 Ngoại hạng Anh, và không một lần chen chân từ năm 2016. Trở lại giai đoạn 1999-2009, Leeds United và Newcastle một thời tung hoành, Everton và Aston Villa đều có 4 mùa nằm trong top 6.

    Hiện tại, một đội bóng chiếu dưới có thể nhảy vào top 6 nếu có một đội bóng nào trong Big Six sa sút thảm hại, chẳng hạn như M.U hiện tại. Bằng chứng là từ khi FFP ra đời, chỉ có Everton là đội chiếu dưới duy nhất 2 năm liên tiếp nằm trong Top 6 ở các mùa 2013 và 2014.

    Đó cũng là xu hướng trên khắp châu Âu chứ không riêng gì Ngoại hạng Anh. Hoặc như Rob Wilson đánh giá: "FFP củng cố hiện trạng phân chia đẳng cấp ở từng giải đấu và của cả châu lục". Từ khi FFP ra đời, 5 giải VĐQG hàng đầu vẫn là Anh, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Pháp. Juventus đã giành 8 danh hiệu Serie A liên tiếp, Bayern Munich 7 Bundesliga, PSG đăng quang 6/7 mùa và La Liga chứng kiến sự thống trị của Barca và Real.

    3. Người giàu sống trên luật pháp

    Có một câu nói nổi tiếng rằng: "Người giàu không đóng thuế, chỉ người nghèo mới phải nộp". Và với FFP, quy tắc này đôi khi dường như sinh ra để hỗ trợ những đội bóng giàu có. Cả Man City và PSG đều từng vi phạm quy các quy tắc của FFP nhưng chưa hề bị cấm thi đấu.

    Darren Bailey, cố vấn của Charles Russell Speechlys đưa ra quan điểm: "Những khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt FFP trong thập kỷ qua phản ánh việc các quy định của UEFA chưa sát với tính đặc thù của thể thao nói chung và bóng đá nói riêng Điều này đã trói buộc các cơ quan quản lý không thể đưa ra khung kiểm soát tài chính mạnh mẽ hơn".

    4. Super League

    FFP khiến Champions League trở nên dễ đoán. Khoảng cách tài chính ngày càng gia thăng giữa các CLB giàu có và phần còn lại khiến vòng bảng diễn ra một cách nhàm chán. Thậm chí Champions League chỉ thực sự khó đoán  từ vòng tứ kết, bất chấp cuộc phiêu lưu của Ajax Amsterdam mùa trước.

    Trong thập kỷ FFP, Real Madrid, Barcelona và Bayern Munich, 3 trong số 4 đội bóng giàu nhất thế giới đã thống trị Champions League. Tuy nhiên, xu hướng đang dần dịch chuyển sang Ngoại hạng Anh, kết quả của nền thể trạng tài chính hùng hậu. Bằng chứng là Big Six đều nằm trong top 10 CLB giàu nhất và trận chúng kết Champions League mùa trước là chuyện nội bộ của bóng đá Anh.

    Nhưng đi xa hơn, vì một Champions League nhàm chán và những giải VĐQG chênh lệch trình độ quá mênh mông, đã có những ý kiến ủng hộ việc tổ chức Super League, giải đấu sẽ quy tụ những đội bóng lớn nhất châu Âu và thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt.

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay