Bóng Đá Plus trên MXH

Thú vị chuyện sưu tập kỷ vật bóng đá
Điệp Anh • 08:44 ngày 16/06/2020
Sưu tập kỷ vật bóng đá ngày càng trở thành thú chơi hút nhiều nhiều người hâm mộ. Càng dịch Covid-19, thú chơi này lại càng phất. Nghề chơi cũng lắm công phu, thú chơi này càng phổ biến thì người chơi càng phải đối mặt với sự đắt đỏ và nguy cơ đồ giả.

    Càng dịch càng phất
    Đại dịch Covid-19 khiến hầu hết các ngành nghề thui chột, khiến biết bao hoạt động bị tê liệt. Riêng thú sưu tập kỷ vật bóng đá lại khác. Covid-19 vô tình tạo cú hích thúc đẩy thú chơi này lên hương. Số người tham gia đông hơn. Giá cả các món đồ được đẩy cao lên.

    Chuyên gia Robert Stein của nhà đấu giá chuyên đấu giá các kỷ vật thể thao Sportingold cho biết: “Thị trường kỷ vật thể thao nói chung cũng như thị trường kỷ vật bóng đá nói riêng lớn mạnh trông thấy kể từ khi Covid-19 nổ ra. Chuyện này thoạt nghe có thể khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng đó lại là thực tế hợp logic.

    Thứ nhất, các hoạt động bóng đá càng bị hoãn, người ta càng nhớ bóng đá. Nhiều người tìm cách khỏa lấp nỗi nhớ bóng đá bằng việc tìm mua những kỷ vật bóng đá.

    Thứ hai, việc nhiều nơi ban lệnh phong tỏa vì Covid-19 khiến nhiều người có nhiều thời gian ở nhà thay vì bận bịu ở văn phòng làm việc như thường lệ. Thế là người mới thử chơi sưu tập kỷ vật bóng đá để giết thời gian còn người cũ vô tình có thêm nhiều thời gian cho thú chơi của mình”.

    Người đồng sáng lập mạng lưới bán hàng trực tuyến Cult Kits chuyên cung cấp những áo đấu bóng đá thuộc hàng đồ cổ, Josh Warwick cho hay: “Tôi nghĩ rằng thời gian phải tự cách ly ở nhà vì Covid-19, nhất là khi không còn được xem bóng đá vào mỗi cuối tuần, các fan nhận ra họ yêu bóng đá nhường nào, họ nhớ bóng đá làm sao. Nhiều người hơn tìm đến mạng lưới Cult Kits của chúng tôi để mua đồ cho khuây khỏa. Lượng đơn đặt hàng của chúng tôi dịp Covid-19 tăng tăng từ 10% đến 15% so với thông thường”.

    Những chiếc áo năm 1988 này của ĐT Đức được rất nhiều fan săn lùng

    Càng nhiều người tham gia chơi sưu tập kỷ vật bóng đá và người chơi càng lùng sục những món đồ “độc” thì giá các kỷ vật càng “cắt cổ”. Một quả bóng Adidas Tango thời 1984 giờ có giá khoảng 5.500 euro (6.144 USD). Quả bóng dùng trong trận chung kết FA Cup 1892 có giá gấp 3 lần thế: 15.000 bảng (18.790 USD). Một trong những quả bóng Adidas Jabulani sử dụng ở trận chung kết World Cup 2010 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan thậm chí có giá tới 74.000 USD.

    Nhưng đó vẫn chưa phải đồ “cắt cổ” nhất. Chiếc áo của ĐT Brazil mà Vua bóng đá Pele mặc ở trận chung kết World Cup 1970 có giá 157.750 bảng (198.025 USD). Chiếc cúp FA năm 1896 được hét giá 478.400 bảng (600.659 USD). Sách luật bóng đá năm 1850 được định giá tới… 881.250 bảng (1,1 triệu USD).

    Đắt chưa chắc đã xắt ra miếng
    Càng có nhiều người tham gia thì sưu tập kỷ vật bóng đá vượt ra khuôn khổ của một thú chơi đơn thuần. Nó thành một lĩnh vực kinh doanh béo bở cho nhiều người khai thác. Và càng có nhiều người tham gia mua bán kỷ vật bóng đá thì bắt đầu xuất hiện nhiều mánh khóe, thủ đoạn. Phổ biến nhất là mánh rao bán đồ giả.

    Gavin Boyd là một tay chơi thuộc hàng cây đa cây đề trong làng sưu tập kỷ vật bóng đá. Tay chơi sống ở Bắc Ireland này qua bao năm đã kỳ công sưu tập được khá nhiều trái bóng sử dụng ở các kỳ World Cup khác nhau. Khi thấy có người rao bán trên mạng trái bóng Telstar Durlast đã dùng ở World Cup 1974, Boyd thấy có gì đó sai sai.

    Trái bóng Adidas Tango ở EURO 1988 là một trong những đồ quý trong bộ sưu tập của Boyd

    Boyd phân tích: “Đó đúng là trái bóng Telstar Durlast, nhưng không phải phiên bản cho World Cup 1974 mà là trái bóng của năm 1976. Quan sát kỹ sẽ thấy sự khác nhau: chữ Adidas trên Telstar Durlast năm 1976 to hơn một chút và hơi lệch về bên phải của múi bóng so với phiên bản World Cup 1974”.

    Bằng cách quan sát, đối chiếu tỉ mỉ tương tự, Boyd cũng chỉ ra trái bóng được rao là bóng Adidas Tango năm 1984 trong một phiên đấu giá trực tuyến mới đây là hàng “fake”. Chữ “d” thứ hai trong từ Adidas ở trái bóng hàng “fake” này lệch vị trí so với trên phiên bản “xịn”.

    Boyd đúc kết nếu đã tham gia chơi sưu tập kỷ vật bóng đá thì nên tham gia với niềm say mê thực sự. Và phải kỳ công tìm hiểu kỹ lưỡng. Còn nếu chỉ tham gia kiểu a dua theo mốt thì rất dễ “mất tiền ngu”.

    Bảo quản cũng rất kỳ công

    Với các tay chơi sưu tập kỷ vật bóng đá mà Gavin Boyd gọi là “có tâm”, họ không chỉ phải kỳ công săn lùng đồ “độc” và tìm hiểu phân biệt đồ thật với đồ giả. Sau khi mua được đồ xịn rồi, khâu bảo quản cũng rất kỳ công. Làm sao để đồ “độc”, đồ quý không bị ố màu, hỏng hóc. Chẳng hạn Boyd không bao giờ đem đồ của mình trưng bày ở những nơi có nhiều tia cực tím.

    XEM THÊM

    Hakimi thăng hoa bên 'máy bay' hơn 1 giáp

    Adriano đính hôn với nữ sinh viên y khoa

    Cô vợ nóng bỏng của Ferdinand phải kiêng chuyện 'chăn gối' đến tháng 10

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay