Bóng Đá Plus trên MXH

Harry Kane & 1.001 cách đòi dứt áo ra đi của các siêu sao sân cỏ
Cẩm Chi • 14:35 ngày 05/08/2021
Harry Kane không phải người đầu tiên chọn cách từ chối tập luyện để được chuyển sang đội bóng khác. Giới cầu thủ có trăm phương ngàn kế dồn đội bóng chủ quản vào thế bí mỗi khi họ muốn được chuyển CLB.

    Dọa phản lưới nhà

    Harry Kane từng thẳng thắn nói về ý định ra đi ngay trước thềm EURO qua bài phỏng vấn trực tuyến với truyền thông Anh. “Tôi đã sẵn sàng rời Tottenham để đến một bến đỗ mới. Là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi phải làm chủ vận mệnh cuộc đời mình”, Kane nói. Hồi 2013, Gareth Bale cũng chọn cách bỏ tập để thương vụ chuyển nhượng anh đến Real diễn ra nhanh chóng hơn.

    Người hâm mộ Tottenham có thể chỉ trích Kane vì thái độ thiếu chuyên nghiệp, nhưng bỏ tập dường như là cách gây sức ép nhẹ nhàng nhất của một cầu thủ lên CLB. Một vài người chọn cách cố tình thi đấu dưới sức, khiến cho ông chủ và HLV phát điên. Đó chính là cách Robbie Savage đã làm để tẩu thoát khỏi Blackburn Rovers hồi năm 2005.

    Harry Kane đang bỏ tập để gây sức ép rời Tottenham

    Trong tự truyện của mình, Savage nói ông vào sân thi đấu với Newcastle “như thể không thèm để tâm đến kết quả”. Tất cả mọi người đều thất vọng với cách ông thể hiện trong trận đấu cuối cùng ở Blackburn. Chính Savage sau này cũng cảm thấy hối hận, và ông thề đó là lần duy nhất mình làm một việc đáng xấu hổ như vậy trong sự nghiệp.

    Tệ hơn cả là câu chuyện của William Gallas 15 năm trước. Không đảm bảo một vị trí chính thức ở Chelsea, Gallas một mực đòi ban lãnh đạo chuyển nhượng anh đến Arsenal. Khi biết Mourinho muốn giữ mình lại vì nhiều trung vệ khác đang gặp chấn thương, Gallas dọa sẽ đá phản lưới nhà, hoặc cố tình nhận thẻ đỏ rời sân sớm nếu tiếp tục thi đấu cho Chelsea ở mùa giải đó.

    Để đòi được Man City trả dự do, Tevez từng bay về Argentina

    “Trước trận đấu đầu mùa giải gặp Man City, chúng tôi chỉ còn 4 hậu vệ lành lặn trong đội hình. Thực tế chỉ có 3, bởi John Terry vẫn chưa hoàn toàn bình phục chấn thương. Ở hoàn cảnh CLB khó khăn như vậy, Gallas vẫn từ chối thi đấu”. Đó là thông cáo Chelsea công khai với truyền thông về Gallas. Vài ngày sau, cầu thủ này đầu quân cho Arsenal.

    Tuyên bố “đá phản lưới nhà nếu không được rời Chelsea” của Gallas sau đó trở thành đề tài châm biếm của giới cầu thủ suốt một thời gian dài. Rất lâu sau khi giải nghệ, đến năm 2017 Gallas mới thanh minh là anh chưa bao giờ nói ra những lời đáng xấu hổ đó. Chẳng còn ai tin Gallas nữa, vì lật kèo dường như là thói quen của cầu thủ này. Sau khi rời Arsenal, anh chuyển đến đầu quân cho kình địch Tottenham.

    Những kẻ mớm lời

    Mino Raiola là một trong những người đại diện nổi tiếng nhất, nhưng cũng mang nhiều tai tiếng nhất. Tay “cò” này nắm trong tay hàng loạt ngôi sao hàng đầu thế giới như Pogba, De Ligt và ông từng có thời gian bị M.U cạch mặt. Quan hệ giữa đôi bên chỉ được nối lại kể từ ngày Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, bởi ông từng nổi nóng gọi Raiola là đồ rác rưởi.

    “Có những người đại diện tôi không thích một chút nào, như Mino Raiola chẳng hạn. Họ là những con dòi ký sinh sống bám vào người cầu thủ và làm lợi từ đó”, Sir Alex viết trong tự truyện. “Raiola không biết làm điều gì là tốt nhất cho thân chủ của mình, ông ta chỉ lo làm lợi cho bản thân. Những người như thế là nguyên nhân khiến tôi không ưa những người đại diện”.

    Ở thời Van Gaal và Mourinho nắm quyền, Raiola là người đạo diễn nhiều thương vụ bom tấn đến M.U như Romero, Mkhitaryan, Lukaku và Pogba. Nhưng đến thời Solskjaer, tầm ảnh hưởng của gã “cò” này đã sụt giảm đáng kể. Pogba là thân chủ đáng giá duy nhất của Raiola còn ở M.U, dù vậy ông vẫn liên tục kích động, xúi giục Pogba đòi CLB cho anh ra đi.

    Tay “cò” Raiola đã từng nhiều lần tác động khiến các cầu thủ đổi CLB

    Vốn là một kẻ khá kín tiếng trên mạng xã hội, Raiola đôi lúc lại sử dụng Twitter để châm ngòi những cuộc khẩu chiến với HLV và CLB. Trong câu chuyện về Pogba, Raiola trực tiếp đăng đàn nói sự nghiệp của anh ở M.U đã kết thúc. Thay vì để Pogba ra đi vào hè năm tới theo dạng chuyển nhượng tự do, M.U nên bán anh ngay để đảm bảo quyền lợi.

    Những kẻ chuyên mớm lời như Raiola là nguyên nhân khiến không khí giữa cầu thủ và CLB trở nên căng thẳng một cách bất thường. Tại sao Pogba lại đòi ra đi dù anh đang là một trong những cầu thủ hưởng lương cao nhất đội? Nguyên nhân xuất phát từ những đồng tiền. Chuyển nhượng cầu thủ phát sinh thêm phí bôi trơn, và đó là nguồn thu chính của những người đại diện.

    Chán thì bỏ về nhà

    Đầu mùa giải 2011/12, Carlos Tevez mâu thuẫn với HLV Roberto Mancini và đòi ra đi. Man City không đồng ý, thế nên Tevez tự rời đội, bỏ về quê nhà Argentina nghỉ dưỡng. Học theo Tevez, những cầu thủ như Gareth Bale và Diego Costa cũng làm điều tương tự trong thời gian khoác áo Real và Chelsea.

    Tạo điều kiện cho cầu thủ ra đi
    Không phải cuộc chia ly nào giữa cầu thủ và đội bóng cũ đều diễn ra trong tranh cãi. Khi Henrik Larsson ngỏ ý muốn rời Celtic để đầu quân cho Barcelona, BLĐ đội bóng lập tức gật đầu. Khi ấy Larsson ở tuổi 33, đã cống hiến 7 năm cho CLB nên anh được phép chọn bến đỗ tiếp theo cho mình.

     

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Tags: Kane
    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay