Bóng Đá Plus trên MXH

» Châu Âu» Anh
6 ngôi sao phải đến mùa thứ hai mới tỏa sáng ở Ngoại hạng Anh
Tùng Lâm (tổng hợp) • 07:12 ngày 27/07/2019
Các CĐV không nên sớm mất hy vọng vào những bản hợp đồng lớn thất bại ở mùa trước, ví dụ Fred ở Man United mùa 2018/19. Vì lịch sử cho thấy có nhiều ngôi sao phải chờ tới mùa thứ hai mới bắt đầu chịu tỏa sáng.
    1. Patrice Evra (Manchester United)
    Evra chắc chắn là một trong những bản hợp đồng thành công nhất của Sir Alex Ferguson. Ông chỉ mất có 5,5 triệu bảng để mua cầu thủ người Pháp từ Monaco hồi 2006, để rồi có được một trong những hậu vệ trái xuất sắc nhất, nếu không muốn nói là xuất sắc nhất, ở thời điểm đó. 


    Tuy nhiên, cuộc sống của Evra ở United không khởi đầu như mơ. Việc chuyển từ một sân bóng chỉ có 7.000 khán giả tới một sân bóng lúc nào cũng có 76.000 người sôi sục đã có tác động tiêu cực lên sự tự tin của Evra. Phong độ của anh xuống thấp tới mức HLV Ferguson phải kéo Mikael Silvestre vốn đã quen chơi trung vệ trở lại vị trí hậu vệ trái, còn bản thân Evra thì bỏ lỡ World Cup 2006. Phải tới mùa 2006/07 thì Evra mới bắt đầu khẳng định được giá trị, và từ đó không bao giờ mất chỗ nữa.

    2. Michael Essien (Chelsea)
    Essien là bản hợp đồng kỷ lục của Chelsea khi anh gia nhập The Blues từ Lyon với giá 24,4 triệu bảng hồi 2005. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên ở Stamford Bridge, tiền vệ người Ghana đã không thể hiện được như kỳ vọng. Để lấy chỗ cho anh, HLV Mourinho đã phải loại Eidur Gudjohnsen, và chính quyết định này đã khiến cả chất lượng lối chơi lẫn kết quả của Chelsea đi xuống. Lý do là do cả Frank Lampard lẫn Claude Makelele đều đang chơi quá ổn, Chelsea không cần thêm một tiền vệ kiểu box-to-box như Essien nữa.


    Sự xuất hiện của Michael Ballack ở mùa Hè tiếp theo khiến nhiều người tin rằng Essien không còn tương lai của Chelsea. Nhưng hóa ra là ngược lại. Essien đã thể hiện một phong độ ổn định đáng ngạc nhiên để rồi trở thành một trong những cầu thủ quan trọng nhất của Chelsea trong những năm sau đó. 

    3. Javier Mascherano (West Ham & Liverpool)
    Về mặt trình độ, Mascherano ở một tầm vóc cao hơn hẳn so với các tiền vệ khác của West Ham ở thời điểm anh gia nhập đội bóng này vào tháng 8/2006. Tuy nhiên, phong độ thực tế của anh thì không được như vậy. Mascherano thường chơi rất tệ và góp phần không nhỏ vào “thành tích” chỉ trụ hạng ở vòng cuối của West Ham. Thế nên, khi Liverpool hỏi mua Mascherano, West Ham không tỏ ra mặn mà lắm trong việc giữ anh lại.


    Nhưng ngay cả ở Anfield, Mascherano cũng cần thời gian thích nghi. Mùa đầu tiên, anh gần như chỉ tỏa sáng ở… Champions League. Phải tới mùa thứ hai ở Liverpool thì cầu thủ người Argentina mới bắt đầu ghi đấu ấn như là một trong những tiền vệ đánh chặn xuất sắc nhất thế giới. 

    4. Kevin-Prince Boateng (Tottenham & Portsmouth)
    Trong năm đầu tiên ở nước Anh, Boateng không để lại dấu ấn nào. HLV của Tottenham khi ấy, Harry Redknapp, không tin tưởng vào khả năng của cầu thủ người Ghana nên đã quyết định đẩy anh tới Bundesliga. Tại đây Boateng đầu quân cho Dortmund theo một bản hợp đồng cho mượn. Tới năm 2009, Redknapp quyết định bán đứt Boateng cho Portsmouth với giá chỉ 4 triệu bảng.


    Nhưng chính ở Portsmouth, Boateng đã thể hiện được đẳng cấp. Anh thực sự nổi bật trong đội hình gồm phần lớn là các cầu thủ kiểu “công nhân” của Portsmouth. Rốt cuộc Boateng không thể cứu được Portsmouth khỏi cảnh rớt hạng, do đội bóng này bị trừ tới 9 điểm vì gặp vấn đề về tài chính, nhưng cũng nhờ những màn trình diễn ấn tượng với Portsmouth, sau đó anh đã tìm được đường tới Milan.

    5. Robert Pires (Arsenal)
    Pires tới Arsenal trong sự kỳ vọng to lớn; anh được đưa về để thay thế cho một thần tượng cũ của sân của sân Highbury là Marc Overmars. Tuy nhiên năm đầu tiên, cầu thủ người Pháp đã chơi với một phong độ hết sức phập phù, và Arsenal thì đã trải qua một mùa giải 2000/01 không mấy thành công. Pires sau đó phàn nàn rằng bóng đá Anh quá thiên về thể lực.


    Nhưng ngay ở mùa tiếp theo, tiền vệ sinh năm 1974 đã thể hiện một phong độ khác hẳn. Tới mức anh được đánh giá là quan trọng không kém gì hai người đồng hương Patrick Vieira và Thierry Henry. Pires là niềm cảm hứng chính trong thành tích đoạt cú đúp Premier League và FA Cup của Arsenal năm 2002, và bản thân anh được Hiệp hội Các cây viết bóng đá Anh bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất mùa.

    6. David de Gea (Man United)
    Những ai không theo dõi De Gea ở Atletico Madrid có lẽ sẽ không thể nào hiểu nổi vì sao HLV Ferguson lại chi ra tới 18,3 triệu bảng để mua anh hồi năm 2011. Bởi vì phong độ mà anh thể hiện trong những tháng đầu tiên là quá tệ. Thể hình của De Gea bị đánh giá là quá mỏng cơm, nên anh dễ dàng bị các cầu thủ to khỏe của đối phương đánh bật. Ngoài ra còn phải kể tới việc những đồng đội của De Gea ở hàng thủ là Rio Ferdinand, Vidic và Evra đều đã ở bên kia sườn dốc.


    Cho tới đầu năm 2013, phong độ của De Gea vẫn chưa thực sự thuyết phục. Nhưng màn trình diễn ấn tượng của anh trong trận đấu với Real Madrid ở Bernabeu vào tháng Hai đã thay đổi tất cả. Man United bỏ ý định mua Asmir Begovic, còn De Gea thì trở thành một trong những thủ thành hàng đầu thế giới cho tới tận bây giờ.

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay