Bóng Đá Plus trên MXH

Đề xuất V.League 2020 không có đội xuống hạng: Lợi bất cập hại
HỒNG QUẢNG • 10:33 ngày 03/04/2020
Trước tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra đang diễn biến phức tạp, một số đội ở V.League đề xuất bỏ quy định xuống hạng. Tuy nhiên, đây là đề xuất khó khả thi bởi có thể gây nên những hệ lụy khó lường.

    Trong cuộc họp với VPF mới đây, một số đại diện ở V.League đưa ra đề xuất, bỏ quy định xuống hạng như đã được thể hiện trong điều lệ ban bố hồi đầu mùa giải. Nguyên do để đưa đến quan điểm đáng chú ý này là tác động của dịch bệnh do Covid-19 nên nhiều khả năng, V.League phải đôn lịch lên đá dày đặc hơn để kịp tiến độ. Khi ấy, nguy cơ cầu thủ bị chấn thương sẽ xảy ra do phải gắng sức và sẽ ảnh hưởng đến ĐT Việt Nam. Một lý do nữa, theo lý giải, giúp cho các đội không bị áp lực xuống hạng nên có thể cắt hợp đồng với các ngoại binh để từ đó, giảm bớt gánh nặng về tài chính.

    Tuy nhiên, việc đề xuất bỏ vé xuống hạng không nhận được sự tán đồng của số đông các CLB. Bởi họ nhận thấy “lợi bất cập hại”. Hẳn nhiên thi đấu với mật độ dày thì nguy cơ chấn thương sẽ nhiều hơn. Tuy  nhiên, nếu cuộc chơi không có tính cạnh tranh thứ hạng ở cả 2 đầu BXH thì khả năng, các cầu thủ sẽ khó bung hết sức mình. Điều đó cũng đồng nghĩa, HLV Park Hang Seo khó có thể đánh giá năng lực của các cầu thủ một cách đầy đủ và chính xác nhất để có thể chọn được lực lượng như mong đợi cho ĐTQG. Không có suất xuống hạng nhưng các đội cũng khó thanh lý hợp đồng với ngoại binh bởi đó chưa chắc là lý do chính đáng. Nếu làm liều, nguy cơ kiện tụng lên FIFA là rất cao và CLB có thể phải đền bù hơn cả số tiền trọn hợp đồng dù ngoại binh không cần phải tốn sức để cống hiến.

    HLV Park Hang Seo sẽ khó lòng tuyển được quân chất lượng nếu V.League đá mà không có đội xuống hạng  	Ảnh: Đức Cường

    Nếu không có suất xuống hạng cũng đồng nghĩa, tính cạnh tranh của giải đấu không cao. Kinh nghiệm cho thấy, một nửa trong số 14 đội góp mặt ở V.League luôn vật lộn với cuộc chiến chống xuống hạng, trong lúc số đội cạnh tranh chức vô địch chỉ điểm trên vài cái tên. Không quá khi cho rằng, cuộc đua xuống hạng thậm chí còn gay cấn và quyết liệt hơn so với cuộc đua vô địch bởi phải đến phút chót mới xác định được danh tính của đội cầm vé lên tàu ngược. Một khi bỏ suất xuống hạng, sự kịch tính của giải đấu sẽ giảm đi một nửa. Lúc ấy, không loại trừ khả năng các đội không đá hết mình, nhường điểm cho nhau để hình thành những mối quan hệ “zíc zắc”. Nói cách khác, nguy cơ tiêu cực là hiển hiện một khi chơi mà không bị áp lực ở đáy bảng.  

    Nếu V.League không xuống hạng và hạng Nhất không có suất lên hạng thì lúc ấy, quyền lợi của các đội ở hạng Nhất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và không loại trừ khả năng, các nhà tài trợ sẽ “bỏ rơi” các đội ở hạng Nhất do thi đấu không có mục tiêu và cũng không loại trừ khả năng xảy ra tiêu cực bởi sự “ban phát điểm” cho nhau. Trong trường hợp nâng số suất lên V.League thành 2 thay vì 1,5 suất như hiện tại cho các đội hạng Nhất, lúc ấy, V.League sẽ xảy ra “khủng hoảng thừa” về số lượng bởi mùa giải năm sau sẽ có 16 đội. Điều đó cũng đồng nghĩa, bóng đá Việt Nam lại rơi vào nghịch cảnh dở khóc dở cười trầm trọng hơn do “chuyên nghiệp nhiều hơn hạng dưới” vốn nhiều năm qua chưa giải quyết được. Quan trọng hơn, chất lượng của các CLB V.League chưa đồng đều nên khi nâng số lượng lên con số 16 sẽ khiến cho nguy cơ thụt lùi càng lớn hơn.

    Nói cách khác, nếu xác định V.League vẫn phải tiếp diễn ở một thời điểm thích hợp, phương thức thi đấu (tập trung, chỉ thi đấu một lượt…)  là điều cần xem xét, chứ không nên bỏ vé xuống hạng để làm giảm đi tính cạnh tranh của giải đấu.

    XEM THÊM

    Văn Hậu lỡ cơ hội làm nên lịch sử ở giải dự bị châu Âu

    Bóng đá và xã hội trước đại dịch: Không lùi bước!

    Báo Hàn nhắc khéo thầy Park về chuyện giảm lương

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội