Bóng Đá Plus trên MXH

Chuyện người bơi ở... Nam Cực
Cẩm Chi • 07:29 ngày 12/03/2020
Không nổi tiếng như Michael Phelps, song Lewis Pugh cũng vô cùng phi thường. Tay bơi sức bền người Anh này đã bơi ở Nam Cực vào tháng 1 năm nay. Tại sao Pugh lại bơi ở “dòng sông băng” như vậy?

    Chuyện phi thường
    Lewis Pugh đã 50 tuổi. Ông đã làm điều mà chắc những thanh niên trai tráng nhất chỉ cần nghĩ tới cũng thấy rùng mình, nổi hết da gà. Đó là bơi ở Nam Cực. Pugh bơi trong dòng sông được tạo thành bởi băng tan.

    Pugh là chuyên gia tạo những điều phi thường trong bơi lội. Ông từng bơi ở khắp các đại dương trên thế giới. Ông chẳng lạ gì cảnh “xung quanh toàn là nước”. Lần này thì xung quanh Pugh toàn là băng. Dòng sông lạnh giá mà Pugh chinh phục chảy giữa những núi băng siêu to khổng lồ và có những đoạn xuyên qua lòng núi băng.

    Nhiệt độ nước chỉ 0,1 độ C. Còn nhiệt độ không khí ở đó xuống tới –15 độ C. Vậy mà Pugh chỉ có quần bơi, mũ bơi và kính bơi.

    “Tôi gần như không thở nổi nữa”, Pugh nhớ lại cảm giác khi mới xuống nước, “Da thịt tôi như rộp cả lên. Tay chân tôi tê cóng. Cơ thể tôi thúc giục ra khỏi nơi này thôi, ra khỏi nơi này thôi, ra khỏi nơi này thôi. Nhưng tâm trí tôi vẫn thôi thúc phải tập trung, phải tập trung, phải tập trung”.

    Theo sát Pugh để hỗ trợ ông và đảm bảo an toàn cho ông là người bạn thân Slava Fetisov – cựu ngôi sao hockey trên băng của Nga. Fetisov chính là người kéo Pugh lên sau khi ông hoàn thành hành trình bơi có một không hai của mình.

    Lewis Pugh bơi ở  “dòng sông băng Nam Cực”

    Fetisov chia sẻ: “Da thịt của Pugh đúng là bỏng rộp hết. Cảm giác như chỉ cần chạm tay vào là vỡ vụn hết. Tôi chưa bao giờ chứng kiến người nào bị lạnh như thế. 

    Nhiệt độ lạnh cóng mới chỉ là một thử thách khắc nghiệt mà Pugh phải vượt qua. Còn có những thử thách siêu khó khăn khác. Có những đoạn lòng sông thu hẹp lại và chạy xuyên núi băng, Pugh phải thận trọng từng li từng tí một. Những nhũ băng vừa to, vừa nhọn tua tủa treo trên đầu. Thử tưởng tượng nếu không may va vào chúng thì thế nào.

    Rồi còn nguy cơ lở băng nữa. Những bức tường băng cao cả trăm mét mà lở xuống thì… Tôi không dám tưởng tượng tiếp nữa”.

    Bản thân Pugh cho biết: “Có đoạn tối quá tôi phải tháo kính  rồi bơi ếch nhích từng tí một để dò đường. Tất cả đều phải thực hiện cẩn thận và chính xác tuyệt đối. Không được phép sai sót. Chỉ có sự tập trung 100% mới có thể giúp ta vượt qua những môi trường như thế này”.

    Mục đích cao cả
    Tại sao Pugh lại “hành xác” như vậy? Ông không màng nguy hiểm để lập kỷ lục thế giới Guinness?

    Không, Pugh chinh phục thử thách tưởng như điên rồ ở Nam Cực vì cộng đồng. Ông muốn thế giới chú ý đến chuyện mình bơi ở Nam Cực để mọi người thấy rằng băng đang ngày càng tan chảy nhiều hơn. Đây là hệ quả của biến đổi khí hậu, là điều bất thường, là thực trạng này càng đáng báo động. 

    Thế giới này sẽ ra sao nếu băng ở các cực cứ tiếp tục tan chảy không ngừng? Hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu biến đổi khí hậu toàn cầu cứ tái diễn? Lẽ nào chúng ta cứ thờ ơ trước những hành vi phá hoại môi trường? Hàng loạt câu hỏi nhức nhối ấy là thông điệp mà Pugh muốn truyền tải tới mọi người qua hành trình chinh phục “dòng sông băng Nam Cực” của mình.

    Pugh được Fetisov trợ giúp sau khi hoàn thành thử thách của mình

    Pugh cảm thấy may mắn vì ông không đơn độc trong công cuộc bơi vì môi trường ấy. Người bạn thân thiết Fetisov của Pugh rất tâm đầu ý hợp với ông trong mọi chuyện, nhất là cùng chung chí hướng với Pugh trong công cuộc hành động vì môi trường này. Fetisov không chỉ đồng hành với Pugh, trực tiếp giúp sức Pugh vượt qua những thử thách không tưởng kia. Fetisov còn từng đứng ra làm cầu nối để Pugh tiếp xúc với các nhà chức trách tại Nga để Pugh trực tiếp vận động họ về những chiến dịch, những hoạt động liên quan tới môi trường. 

    Mục tiêu của Pugh là làm sao có thể kêu gọi mọi người chú ý hơn, ý thức hơn với môi trường. Pugh có thể đối mặt với những nguy hiểm, thậm chí ranh giới sinh tử mong manh. Da thị Pugh có thể bỏng rộp vì lạnh. Miễn sao ông có thể góp phần giúp Trái Đất không nóng lên, giúp môi trường được bảo vệ.

    Tìm đối tác song hành
    Có bạn hữu Fetisov trợ giúp đắc lực song Pugh vẫn cần có người đồng hành trẻ hơn, khỏe hơn. Đó là người có thể cùng ông tập bơi, tập chạy. Tất nhiên đó đều là những hành trình bơi và chạy cực nặng, cực khắc nghiệt. Trước mắt, Pugh đăng tuyển đối tác tập cùng mình ở Cape Town, Nam Phi. Mục tiêu tiếp theo của Pugh là chinh phục hành trình bơi trên biển của các quốc gia trong khối Thịnh vượng chung trong vòng 3 năm tới.

    LEWIS PUGH
    Sinh ngày:
    5/12/1969
    Nơi sinh: Plymouth, Anh
    Pugh là chuyên gia bơi sức bền. Ông là người đầu tiên trong lịch sử hoàn thành bơi đường dài trên tất cả các đại dương.
    Trước khi bơi ở Nam Cực, Pugh còn từng bơi ở Bắc Cực hồi 2007. Ông cũng từng bơi trên hồ băng ở đỉnh Everest. Năm 2018, Pugh đã bơi xuyên qua eo biển Manche. 
    Những hành trình bơi phi thường của Pugh đều vì mục đích kêu gọi mọi người ý thức bảo vệ môi trường và hành động vì môi trường.

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội