Tại sao các VĐV nhảy cầu lại thích… tắm?

Vịnh San
15:16 ngày 08-08-2021
Một câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi xem những màn thi của các VĐV nhảy cầu. Đó là, tại sao họ lại tắm ngay sau khi lên bờ, rồi lau khô bằng chiếc khăn nhỏ xíu? Đây là câu trả lời.
Tại sao các VĐV nhảy cầu lại thích… tắm?

Ở môn nhảy cầu, hình ảnh khiến người ta thắc mắc là là VĐV sau khi trồi lên khỏi mặt nước sau màn thi tài, họ lập tức tắm trong hồ bơi cạnh đó dù đã ướt người. Chưa hết, bước ra ngoài, họ sẽ lau khô bằng một chiếc khăn nhỏ. Thật khó hiểu, tại sao họ phải làm thế khi chắc chắn sẽ bị ướt ở lần nhảy tiếp theo?

Tất nhiên chuỗi hành động này là có lý do. Theo quy định, các bể lặn của môn nhảy cầu phải duy trì nhiệt độ nước ít nhất là 26 độ C. Các VĐV thường có một quãng thời gian nghỉ giữa các lần nhảy. Vì vậy khi bước lên, họ cần giữ ấm cơ thể trong điều kiện nhiệt độ không khí khá lạnh trong phòng bằng cách ngâm mình trong bồn nước có nhiệt độ cao hơn hoặc đứng dưới vòi sen. Nhảy cầu là môn thể thao đòi hỏi sự chính xác và mọi thứ phải ở trong tình trạng hoàn hảo nhất. Nếu VĐV bị lạnh và căng cơ chỉ một chút, hiệu suất của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Cùng vì phải giữ ấm, nên khi bước lên khỏi hồ, VĐV nhảy cầu sẽ lau mình bằng chiếc khăn nhỏ đặc biệt. Trước đây những chiếc khăn này được làm bằng da dê núi, nhưng hiện chủ yếu làm bằng da cừu. Đặc điểm của nó là nhẹ, xốp và thấm hút cực tốt. Điều này rất quan trọng với các VĐV nhảy cầu.  

VĐV nhảy cầu tại Thế vận hội Tokyo

“Khi các VĐV tung mình lên không, họ sẽ cuộn mình, ôm chân và siết chặt khi thực hiện động tác xoay trước khi tiếp nước”, Jacob Brehmer, HLV nhảy cầu của trường Đại học Ball State ở Indiana (Mỹ), nói, “Nếu chân bị ướt, họ có thể bị tuột tay, tiếp nước sớm, nhận điểm số thấp và thậm chí dẫn tới chấn thương. Vậy nên chiếc khăn kia có vai trò rất quan trọng. Còn lại, kích thước nhỏ để nó có tính di động và dễ sử dụng”.

Với các VĐV nhảy cầu, để thực hiện một bài thi phức tạp, có độ khó cao lại mang tính nghệ thuật, sau đó tiếp nước ở vận tốc cao, việc giữ cho cơ bắp ở trạng thái lý tưởng là tối quan trọng. Bất kỳ căng thẳng nào ở cơ bắp cũng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng và phá hỏng bài thi. Thế nên, ngoài việc giữ ấm cơ thể họ còn phải đeo băng keo trị liệu ở đầu gối, lưng hoặc vai. Loại băng này cũng tương tự thứ mà VĐV bóng chuyền bãi biển, quần vợt hay các môn thể thao khác. Theo Brehmer, nó hỗ trợ giảm đau ở cơ, khớp và dây chằng. 

Trong các môn thể thao thành tích cao, các VĐV phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ. Một chi tiết dù rất nhỏ cũng có thể dẫn tới sự khác biệt, hoặc mang đến tấm huy chương Vàng Olympic, hoặc không gì cả và mọi nỗ lực tập luyện trong 4 năm đổ sông đổ biển. Nhất là với những VĐV nhảy cầu, một bài thi rất ngắn và không có cơ hội để sửa sai.

Tại sao phải phun nước xuống mặt hồ bơi?
Ở các bể bơi dành cho môn nhảy cầu thường có “máy khuấy nước” phun ra tia nước nhỏ xuống bề mặt hồ. Bình thường bề mặt nước phẳng giống như tấm thủy tinh. Tia nước có tác dụng phá vỡ sức căng bề mặt, giúp các VĐV khi ở trên cao có thể áng chừng độ cao và lập kế hoạch xoay, lật, tiếp nước hợp lý.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

http://www.bangda7.com/bundles/jquery.js
x