Bóng Đá Plus trên MXH

VAR trong tuần đầy tranh cãi: Liverpool & Aston Villa kêu trời
Hà Trang • 13:52 ngày 01/12/2020
Theo thời gian, sự ức chế dành cho VAR tại Premier League chỉ tăng chứ không giảm. Trong tuần vừa qua, cả Liverpool và Aston Villa đều nuốt không trôi những trận đấu của mình vì sự can thiệp tới từ VAR.

    Sau thất bại 1-2 trước West Ham, Jack Grealish của Aston Villa chỉ còn biết than thở trên mạng: "Với VAR, tôi đã chia sẻ quan điểm từ trước và giờ nó càng ngày trở nên đáng xấu hổ với những quyết định của mình. Bóng đá đang bị hủy hoại".

    Nguồn cơn của sự tức giận này đến từ việc bàn gỡ hòa 2-2 của Ollie Watkins trong phút bù giờ thứ 3 bị VAR xác định việt vị, đương nhiên là với khoảng cách mà mắt thường không thể nhìn thấy. Với nhiều người, là không muốn nhìn thấy. Cơ thể của Watkins không việt vị, nhưng cánh tay của anh thì không.

    Pha việt vị đầy tranh cãi của Villa

    Đồng quan điểm với Grealish, dàn sao của Liverpool cũng cho rằng VAR khiến người hâm mộ và bản thân cầu thủ không còn tình yêu với bóng đá. Chỉ riêng trong trận hòa 1-1 với Brighton, The Reds nhận tới 3 phán quyết bất lợi từ VAR, nổi bật là pha bóng Andy Roberton phạm lỗi với Danny Welbeck ở những phút cuối và giúp Brighton được hưởng quả penalty quan trọng.

    Roberton cho thấy tầm nhìn toàn cục của mình khi lấy ví dụ so sánh rất chính xác: "Bóng đá là một trò chơi tuyệt vời và điều quan trọng là chúng ta phải ghi nhớ những giá trị cốt lõi của nó. Cần phải cải thiện VAR rất nhiều. Chúng ta đã áp dụng nó 18 tháng nhưng vẫn còn đầy lỗi. Tôi không có vấn đề gì khi cú tắc bóng của tôi bị phán là một quả penalty. Nhưng ngày hôm qua, tôi xem các trận đấu và thấy 2 tình huống tương tự nhưng không được thổi phạt (một của Marcus Rashford và một của Adama Traore).

    Với tôi, một là cả 3 tình huống đó là penalty, hai là cả 3 đều không phải penalty. Tôi nghĩ đây là điểm gây rắc rối. Chúng ta đòi hỏi sự ổn định, nghĩ rằng sẽ đạt được với VAR nhưng lúc này không có được. Nếu vấn đề vẫn như vậy, tôi thà để đôi mắt trần của trọng tài phán quyết thì hơn. Sẽ dễ dàng hơn để chấp nhận các sai lầm như vậy, thay vì bị công nghệ bao quanh".  

    Brighton hưởng lợi trước Liverpool nhờ VAR nhưng cũng chính VAR khiến họ ôm hận trước Man United cách đây hơn 2 tháng. Khi đó, Bruno Fernandes thực hiện thành công quả penalty định mệnh ở phút 90'+10, và thậm chí là sau khi trọng tài đã thổi còi kết thúc trận đấu trước đó. VAR vẫn "móc" lại tình huống một cầu thủ Brighton để bóng chạm tay và đưa ra quyết định khiến đội chủ nhà mất ngủ.

    Nói như vậy để thấy VAR không thiên vị bên nào nhưng cũng không có sự ổn định theo chia sẻ của Robertson. Tổ VAR có những nguyên tắc của riêng mình nhưng đôi khi mọi thứ vẫn dựa vào cảm tính - nghĩa là về bản chất, cũng không khác là bao cách thức truyền thống khi trọng tài chính tự mình quyết định tất cả bằng mắt thường.

    Chuyên gia bóng đá Anh, John Aldridge nhận xét về VAR: "Chúng ta không phải đang đi thi lấy bằng lái xe và phải kiểm tra xem ai đó đã quá vạch chỉ với cái móng chân của mình. Mọi thứ không ổn chút nào.

    Nỗi ấm ức của Liverpool

    Chúng ta cần VAR ở những tình huống chắc chắn chứ không phải như bây giờ. Mọi thứ cần phải thay đổi vì bóng đá đang bị hủy hoại. Đây không còn là môn thể thao mà chúng ta từng biết. Mọi người đang nhìn vào những kẻ ở sau màn hình nhiều hơn là những cầu thủ. Đam mê, cảm xúc đều bị lấy đi khỏi trận đấu. Khi nó chỉ thi thoảng xảy ra, tôi nghĩ mọi người nên cẩn thận rồi. Nhưng giờ thì nó thường trực trong đầu. Nếu cứ giữ thế này, đừng mong sẽ được chứng kiến những màn ăn mừng của người hâm mộ như trước".

    Rõ ràng, chúng ta đều từng chỉ trích trọng tài và đòi hỏi một biện pháp nên VAR ra đời. Nhưng sau khi có VAR, trọng tài vẫn bị chỉ trích bởi đơn giản, những người điều khiển VAR vẫn là con người. Rốt cuộc, chúng ta vẫn phải chấp nhận những "lỗi" mà họ mắc phải như trước, trong khi giá trị tinh thần thì mất dần đi.

    Aldridge còn chỉ ra sự vô lý khi xác định những quả penalty. Với những pha phạm lỗi không bị trọng tài nhìn thấy ở bên ngoài vòng cấm và cũng không dẫn đến thẻ phạt, VAR sẽ không vào cuộc. Nhưng những người làm chuyên môn đều hiểu đó là những tình huống rất nguy hiểm và có thể tạo bước ngoặt trận đấu.

    Trong khi đó, "penalty được xác định khi có một lỗi cố ý, còn trong tình huống của Robertson, đó chẳng thể là một quả penalty vì nó còn chẳng có lỗi. Đó chỉ là va chạm bình thường mà thôi", Aldridge than thở.

    Trước tình hình này, cơ quan quản lý bóng đá quyền lực nhất thế giới FIFA thừa nhận phải đánh giá lại VAR và có biện pháp khiến việc sử dụng nó trở nên đơn giản, thiết thực hơn. Nếu không, từ những bức xúc đơn lẻ, mọi thứ sẽ nhanh chóng trở thành một cuộc biểu tình lớn. 

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội