Bóng Đá Plus trên MXH

Vì sao FFP không đụng đến Barca?
Ngọc Trung • 18:22 ngày 26/01/2019
Quỹ lương chiếm gần 3/4 ngân sách, liên tục thực hiện các thương vụ bom tấn, vậy tại sao Barcelona không bị FFP đụng đến?
    Barca liên tục khiến châu Âu rúng động bằng những bản hợp đồng bom tấn, trong thời điểm các đội bóng đều run rẩy trước Luật công bằng tài chính (FFP) là điều dẫn đến nhiều nghi hoặc. Tuy nhiên, mọi thứ đều có căn nguyên của nó. 

    Có một sự thật không thể chối cãi rằng, Barca đã nhận được khoản tiền khổng lồ từ PSG thông qua vụ đội bóng nước Pháp mua lại hợp đồng Neymar vào năm 2017. Số tiền Barca nhận được là 222 triệu euro, trả một cục, ngay lập tức và không có điều khoản tăng giảm.

    Nhưng ngay trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè đó, Barca đã đầu tư 145 triệu euro (105 triệu euro định phí, 40 triệu euro biến phí) để chiêu mô Ousmane Dembele, phương áp thay thế chính Neymar. Vài tháng sau, Philippe Coutinho cập bến Nou Camp với mức phí chuyển nhượng còn khủng khiếp hơn là 160 triệu euro (120 triệu euro định phí, 40 triệu euro biến bí).

    Và cách đây ít ngày, Barca chi tiếp 86 triệu euro (75 triệu euro định phí, 11 triệu euro biến phí) để chiêu mộ Frenkie De Jong. Như vậy, chỉ tính riêng 3 thương vụ này có thể ngốn của Barca số tiền lên tới 391 triệu euro, gần gấp đôi số tiền được PSG trả cho vụ Neymar. Thế nên, Neymar chưa phải là lý do chính giúp Barca bạo chi.

    Barca bạo chi nhờ căn cơ tài chính ổn định
    Barca bạo chi nhờ căn cơ tài chính ổn định

    Nguyên nhân chính là sự thành công trong kinh doanh của đội bóng xứ Catalan. Mặc dù chi nhiều tiền như vậy, báo cáo tài chính những mùa giải qua của Barca đều đem đến con số tích cực giữa thu và chi. Mùa 2014/15, số dư là +15 triệu euro, Mùa 2015/16 là +28,77 triệu euro, mùa 2016/17 là +18 triệu euro, mùa 2017/18 là +13 triệu euro và mùa 2018/19 dự kiến là +11 triệu euro.

    Đó là lý do tại sao thòng lọng FFP không thể đụng đến gã khổng lồ xứ Catalan. Theo quy định, chỉ đội bóng nào cân bằng thu thi vượt quá -30 triệu euro ở 3 mùa liên tiếp mới phải nhận án phạt từ Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA).

    Phân tích sâu hơn về mặt tài chính, các nguồn thu của Barca những năm qua đều tăng trưởng ổn định và ở mức cao so với mặt bằng chung tại châu Âu. SVĐ Nou Camp với sức chứa trên 90.000 chỗ ngồi luôn đảm bảo cho Barca khoản doanh thu từ bán vé các trận đấu trên dưới 60 triệu euro mỗi mùa (mùa 2017/18 là 61,13 triệu euro).

    Nhưng Nou Camp không chỉ có khán đài. Nou Camp còn có Phòng truyền thống Barca. Nơi này đem về 57,67 triệu euro cho Barca và là địa điểm du lịch thu hút khách đông thứ ba tại xứ Catalan. Ngoài ra, hệ thống cửa hàng bán đồ lưu niệm (Botiga del Barca), dịch vụ tổ chức sự kiện cũng đem đến cho Barca khoảng tiền không nhỏ.

    Tất nhiên, nguồn thu lớn nhất của Barca là từ bản quyền truyền hình (267 triệu euro). Tiếp đến là bán cầu thủ, với tài thương thuyết của Eric Abidal, tính riêng mùa này Barca đã kiếm được hơn 150 triệu euro từ việc bán cầu thủ. Thế nên, đừng hỏi tại sao Barca lại lắm tiền.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội