Góc nghiêng EURO 2020: Dữ liệu của nỗi đau

Phạm An
16:29 ngày 11-06-2021
Trước EURO 2020, đã có thời thể thao là phương thuốc để chinh phục các nỗi đau, như một biểu tượng của sức mạnh ý chí con người.

Năm 1997, siêu sao bóng rổ Michael Jordan đã ghi tổng cộng 38 điểm trong Game 5 của serie chung kết NBA khi vẫn đang… sốt cao và được bác sĩ khuyến cáo là không nên vào sân. Sau tiếng còi tan cuộc, Jordan thậm chí không thể đi nổi, phải nhờ đồng đội cõng ra khỏi sân.

Năm 1970, “Hoàng đế” Franz Beckenbauer bị trật khớp bả vai trong trận bán kết World Cup với Italia, nhưng đã nghiến răng băng tay lại để tiếp tục thi đấu. Cho đến giờ, đấy vẫn là hình ảnh tiêu biểu mỗi khi HLV cần nhắc nhở cầu thủ của họ về tinh thần thi đấu.

Vì sao những vận động viên chuyên nghiệp thường có ngưỡng chịu đau lớn hơn bình thường như thế? Lý do rất đơn giản: tập luyện thường xuyên. Việc rèn luyện để chịu đựng được các cơn đau là trung tâm của thể thao. Ngay cả trong một trận cầu lông nhẹ nhàng, tiềm thức con người vẫn hiểu được ngưỡng chịu đựng của mình là bao xa, vì nồng độ axit lactic tăng lên thông qua việc phân hủy Glucose thành năng lượng tạo ra các cơn đau mỏi ở cơ.

Và “mô hình” để những người theo dõi một trận đấu thể thao tìm thấy cảm hứng nằm ở chỗ: khi đau đớn là một phần không thể tránh khỏi của đời sống, chúng ta cần một ai đó chế ngự được nó, để cảm thấy chính mình cũng chiến thắng trong đó.

Nhưng các ngôi sao bóng đá hiện đại dường như không còn là chỗ dựa đáng tin cậy, mỗi khi các khán giả cần tìm một điểm tựa ý chí. Những người cắn răng thi đấu đang ít dần, thay vào đó là những tay ăn vạ chuyên nghiệp và hay khóc kiểu Neymar. Các cầu thủ hàng đầu giờ hưởng lương quá cao, có nhiều tính giải trí hơn là chuyên môn, với đời sống phóng túng và thường không chuẩn bị đủ kỹ càng để đối phó với những đau đớn thể xác lẫn tâm lý.

Năm 2003, nhà tâm lý học Naomi Eisenberger và các đồng nghiệp tại Đại học California đã công bố một nghiên cứu về nỗi đau trong các thất bại thể thao, bằng cách quét cộng hưởng từ chức năng (fMRI) não bộ những người tham gia một trận bóng. Kết quả cho thấy rằng những người thua trận có nhiều hoạt động tế bào thần kinh hơn tại vỏ não trước của họ, một khu vực thường phản ứng với những đau đớn thể lý.

Nhưng không chỉ có thế. Vùng vỏ não trước này cũng thường phản ứng khi con người bị kim châm vào ngón tay hoặc thậm chí là khi… nhìn người khác bị châm kim. Thậm chí, nó hình thành luôn cơ chế phản xạ có điều kiện: các tế bào thần kinh ở khu vực đó lập tức phản ứng ngay trước khi ngón tay của họ bị kim chích một lần nữa. 

Các cầu thủ không chỉ cảm thấy đau đớn khi phải nhận thất bại. Với tư cách một người bình thường, họ cũng đau đớn khi chứng kiến nỗi đau của người khác và não họ khắc sâu cảm giác này cho những lần sau.

Nếu đã thu thập đủ dữ liệu nỗi đau cho vỏ não trước của mình, thì bất kỳ cầu thủ nào dự EURO 2020 sẽ hiểu rằng giải đấu lần này không chỉ là cuộc chơi. Hãy nhìn đội tuyển Anh làm ví dụ: trong nhiều năm qua, truyền thông nước này tự phê phán Tam sư như một “gánh xiếc rong”, với sự mỉa mai nhưng vẫn còn thông cảm. 

Rằng mắng thì cứ mắng, nhưng thất bại của một đội tuyển vốn chưa bao giờ mạnh về ý chí như thế là chuyện có thể dự liệu được. Dẫu sao thì bóng đá vẫn chỉ là một trò chơi. Nỗi buồn sẽ chóng qua, khi các cầu thủ trở về câu lạc bộ và lại quay cuồng trong cuộc sống xa xỉ vô lo quen thuộc.

Nhưng 128.000 người Anh đã mất trong số 4,5 triệu ca nhiễm Covid-19 gần hai năm qua là có thật, trong tổng số hơn 1,1 triệu người chết vì đại dịch trên toàn châu Âu. Kinh tế lục địa già cũng đã phải chịu đòn nặng nề nhất kể từ khủng hoảng toàn cầu 2009. Những khán giả của kỳ EURO lần này không chỉ đến sân xem một trò chơi nữa, mà để tìm kiếm hy vọng sau khi trèo lên khỏi đáy vực, từ một màn trình diễn đại chúng.

Các ngôi sao bóng đá châu Âu, vốn đã quen sống ở một tầng khác về thu nhập và dễ chịu đến mức bỏ bê tập luyện (hãy nhìn vòng bụng của Eden Hazard), có thể đã chứng kiến đủ những mất mát xung quanh họ để thấm thía rằng hôm nay, thứ bóng đá họ chơi sẽ cần phải là biểu tượng của ý chí. Như ngày xưa đã từng.

Tinh thần “taibatsu”

Nền thể thao Nhật Bản, một trong những quốc gia có kỷ luật ý chí bậc nhất, từng đặt ra khái niệm có tên taibatsu, tạm dịch là “hành xác”. 
Vào những năm 1920, Suishu Tobita, HLV huyền thoại của đội bóng chày hàng đầu Đại học Waseda, là người tiên phong với phong cách này: các cầu thủ gọi buổi tập của ông là “huấn luyện tử thần”, với cường độ nặng không thể tin nổi. Suishu cho rằng nếu các cầu thủ “không cố gắng đến nôn ra máu trong buổi tập, thì họ không thể hy vọng giành chiến thắng trong các trận đấu. Một người phải chịu đựng để trở nên xuất sắc”. 

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

x
http://www.bangda7.com/bundles/jquery.js