Bóng Đá Plus trên MXH

Mỗi CLB V.League cần phải là một cỗ máy in tiền
Khắc Sơn • 06:23 ngày 05/06/2020
Nhiều người nói vui rằng, tại V.League, mục tiêu của nhiều đội bóng không phải là kiếm tiền mà chính là tiết kiệm tiền cho ông chủ.

    Lịch thi đấu giai đoạn 1 V.League 2020

    Nhận định đó phản ánh một thực tế, khả năng kiếm tiền của các đội bóng chưa cao, hay nói cách khác, các nhà quản lý chưa bị áp lực phải lấy thu bù chi. Nhưng đến thời điểm này, đâu đó đã xuất hiện những đội bóng được hưởng lợi từ dòng tiền mà hoạt động thi đấu mang lại.

    Hôm qua, giới phe vé đã đổ về sân Hàng Đẫy để “tác nghiệp”. Họ săn lùng những tấm vé đầu tiên, đẹp nhất để bán lại cho người cần. Việc những trận đấu ở V.League có hoạt động của phe vé là một sự kiện đáng để nói. Không nhiều nơi, không nhiều trận đấu có sự hiện diện của phe vé. Thậm chí, có một giai đoạn, không ít đội bóng lựa chọn giải pháp mở cửa tự do bởi lượng vé bán ra không đáng là bao, cũng chẳng đủ để bù chi phí phát hành, tổ chức. Thậm chí, bán vé có thể khiến lượng khán giả đến sân giảm đi, ảnh hưởng quyền lợi quảng bá của nhà tài trợ.

    Ở đâu có cầu lớn, ở đó xuất hiện thị trường vé chợ đen. Nhìn mặt tích cực của hiện tượng này thì thấy, sức hấp dẫn của trận đấu và nhu cầu lớn từ thị trường. Và sẽ không hề ngạc nhiên nếu chiều nay, giới phe vé khắp miền Bắc sẽ đổ về sân Thiên Trường tìm cơ hội làm ăn. Nó cũng giống với việc, 10 năm trước, những gương mặt thân quen ở sân Hàng Đẫy đã đổ bộ xuống Hải Phòng, bởi ở đó mới là thị trường mầu mỡ.

    Bóng đá Việt hay bất cứ nền bóng đá nào khác luôn đối diện với bài toán phủ kín các khán đài. Bởi lẽ, khán giả là tiền. Tiền từ bán vé. Tiền từ các nhà tài trợ. Không một ai bỏ tiền đầu tư, tài trợ cho một đội bóng không có sức hấp dẫn với khán giả. Thế nên, khi Thiên Trường, Hàng Đẫy, Thống Nhất trở thành cỗ máy kiếm tiền cho các đội bóng thì đó là một tín hiệu vô cùng đáng mừng cho nền bóng đá. Nó không chỉ là việc mỗi đội bóng kiếm vài trăm triệu tiền bán vé một trận mà còn cho thấy sức sống, sức hấp dẫn của sân chơi. Và cũng từ những tấm gương điển hình này, bóng đá Việt Nam có cơ hội để phát triển.

    Đã đến lúc các đội bóng phải làm việc căn cơ hơn. Đã đến lúc các nhà điều hành phải chăm chút hơn đến hình ảnh, bản sắc của đội bóng. Và cũng đã đến lúc, các đội bóng phải coi nhiệm vụ kiếm tiền, chứ không phải là tiêu tiền là ưu tiên số 1. Bóng đá chỉ mạnh, chỉ chuyên nghiệp khi mỗi đội bóng là một cỗ máy in tiền.

    XEM THÊM

    Trận Hà Nội vs HAGL bán ra 1 vạn vé kể từ sáng 4/6

    Ông Park đón tin xấu với chấn thương nặng của Trọng Hoàng

    Tinh anh thế giới đối đầu Việt Nam 3 năm trước giờ thành công thế nào?

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội