Bóng Đá Plus trên MXH

Cán cân quyền lực giữa các CLB V.League 2015: B.BD & phần còn lại
PHAN HỒNG • 06:44 ngày 28/09/2015
Được coi là đối thủ xứng tầm nhất với B.BD, nhưng HN.T&T vẫn không thể chia sẻ quyền lực thống trị khi về nhì ở V-League và rồi tiếp tục thất bại trong trận chung kết Cúp QG vừa qua. Việc B.BD thâu tóm danh hiệu ở cả 2 giải danh giá nhất của bóng đá Việt Nam đang đặt ra dấu chấm hỏi lớn về sức mạnh của các đội bóng còn lại của V-League.

    B.BD THỐNG TRỊ TUYỆT ĐỐI, HƯỚNG RA CHÂU LỤC  

    Trong lịch sử tồn tại của mình, B.BD chưa bao giờ than vãn về chuyện thiếu tiền. Nhưng cũng chính vì nhiều tiền mà có thời điểm, đội bóng miền Đông Nam Bộ thi đấu rất nhạt nhòa do chi tiêu không đúng cách. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cách sử dụng tài chính (như chỉ trả tiền hợp đồng từng năm một và sẵn sàng thanh lý hợp đồng nếu cầu thủ thiếu nghiêm túc) cùng với việc chùn tay trong mua sắm của các đối thủ trở thành lý do giúp cho B.BD trở lại quỹ đạo chiến thắng. Vì thế mà trong 2 mùa giải gần đây, giới mộ điệu đã ít nghe đến những thông tin kiểu như “bẻ ghế, lật thầy” ở đội bóng miền Đông Nam Bộ như trước.

    Hơn hết, ngân quỹ dồi dào (ngân sách của B.BB ở mùa giải 2015 là 55 tỷ đồng) đã mang về cho sân Bình Dương những ngôi sao sáng giá bậc nhất, chất lượng số hàng đầu của V-League. Cùng với những khoản tiền thưởng kếch xù, luôn “đúng và đủ” (mùa vừa rồi, các thành viên B.BD nhận thưởng vào khoảng hơn 20 tỷ đồng) được coi là liều doping mạnh mẽ để các cầu thủ của họ có động lực thi đấu. Chính thực lực vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của V-League đã giúp cho B.BD thống trị tuyệt đối ở các giải trong nước khi giành chức vô địch ở cả V-League lẫn Cúp QG.


    Với nội lực mạnh mẽ nên nếu chỉ chăm chăm vào các giải quốc nội là chưa xứng tầm với B.BD. Nói một cách khác, “Chelsea Việt Nam” cần tính toán để có những bước đột phá mạnh mẽ hơn khi thi đấu ở đấu trường châu lục chứ không chỉ đơn giản là “học hỏi kinh nghiệm”. Bởi cho đến thời điểm này, B.BD cũng đã ít nhất 3 lần đại diện cho Việt Nam tham dự các giải của châu Á nên kinh nghiệm đã đủ đầy. Thực ra, lãnh đạo đội bóng miền Đông Nam Bộ cũng rất muốn gây tiếng vang ở châu lục nhưng trình độ không bằng các đối thủ ở AFC Champions League nên luôn rơi vào cảnh “lực bất tòng tâm”. So với các đội bóng của Hàn Quốc, Nhật Bản… thì chuyên môn của các đội Việt Nam chưa bằng, nhưng B.BD cũng có thể cải thiện được sức mạnh thông qua việc tuyển chọn những ngoại binh đẳng cấp và chất lượng cao hơn hiện nay.

    CÁC ĐỘI KHÁC MÃI LÀ NGƯỜI ĐẾN SAU?

    Sự thống trị ở giải quốc nội giúp cho lãnh đạo B.BD có thể xoa tay mãn nguyện về tính hiệu quả trong công tác đầu tư. Nhưng việc đội bóng miền Đông Nam Bộ hai năm liên tiếp lên ngôi vô địch V-League và đoạt cú đúp ở mùa giải 2015 đã đặt ra thách thức lớn cho phần còn lại. Nhìn một cách tổng thể, sự lên ngôi tuyệt đối của B.BD như là chỉ dấu của sự phân cấp ở V-League khi không có nhiều đối thủ đủ tiềm lực tài chính để tạo một đối trọng đáng gờm với “Chelsea Việt Nam”. 

    Cú đúp á quân có thể không phải là một thất bại đối với HN.T&T ở mùa giải 2015. Nhưng nó là bằng chứng cho thấy, đội bóng Thủ đô không đủ mạnh để có thể cạnh tranh với B.BD. Bởi sau một thời gian vung tiền sắm sao để thành công, HN.T&T đã thay đổi chiến lược khi sử dụng cầu thủ trẻ nhiều hơn nên khó có thể so tài ngang ngửa với “dàn sao” của đội bóng miền Đông Nam Bộ. FLC Thanh Hóa vẫn vậy, lực lượng thiếu chiều sâu lại thường xuyên thay đổi “thượng tầng” nên chưa ổn định về chiến lược. Đó là lý do khiến đội bóng xứ Thanh hụt hơi so với B.BD trong cuộc đua vô địch ở 2 mùa giải liên tiếp. Than.QN vẫn chưa đủ đẳng cấp để có thể tạo nên một cuộc lật đổ.


    Nếu cho rằng, V-League không có nhiều đội bóng giàu tham vọng vô địch cũng không phải quá lời. Bởi ngoài một số đội bóng mới nổi chỉ được đánh giá là “ngựa ô” thì những CLB giàu truyền thống lại đối mặt với những khó khăn nội tại nên dường như chỉ đặt ra mục tiêu khiêm tốn là… trụ hạng. Những đội bóng có truyền thống và từng ít nhất 1 lần lên ngôi ở V-League là SLNA, ĐT.LA, HA.GL là ví dụ điển hình. Trong đó, HA.GL phải may mắn lắm mới thoát khỏi vé xuống hạng khi theo đuổi lựa chọn thiếu tính kế thừa trong thay đổi nhân sự. 

    Với sự “an phận thủ thường” của nhiều CLB thì xem ra, chẳng có gì lạ nếu đoàn quân đang ở đỉnh cao phong độ của B.BD tiếp tục thống trị các giải trong nước ở mùa bóng tới.  

    KẾT QUẢ MÙA GIẢI 2015 

    V-LEAGUE 2015
    Vô địch: B.BD
    Hạng nhì: HN.T&T
    Hạng ba: FLC Thanh Hóa
    Xuống hạng: Đồng Nai
    Vua phá lưới: Patiyo (QNK.QN, 18 bàn)
    Dự vòng bảng AFC Champions League 2016: B.BD
    Dự vòng sơ loại AFC Champions  League 2016: HN.T&T 

    CÚP QUỐC GIA 2015
    Vô địch: B.BD
    Hạng nhì: HN.T&T
    Đồng hạng ba: ĐT.LA, Hải Phòng

    Hạng Nhất 
    Vô địch: Hà Nội (lên V-League 2016)
    Xuống hạng: Công An Nhân Dân 

    NHỮNG CON SỐ CỦA V-LEAGUE 2015 
    Số bàn thắng: 555 bàn, trung bình 3,05 bàn/trận
    Số thẻ vàng: 734 thẻ, trung bình 4,03 thẻ/trận
    Thẻ đỏ: 44 thẻ, trung bình 0,24 thẻ/trận
    Khán giả: 1.346.500 người, trung bình 7.398 người/trận 
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội