Bóng Đá Plus trên MXH

Khái niệm ăn vạ có từ khi nào?
Việt Hà • 20:12 ngày 31/07/2014
Sẽ không có đáp án chính xác cho câu hỏi trên. Nhưng chắc chắn bóng đá ngày xưa không nhiều pha ăn vạ như bây giờ. Cái ngày xưa ấy có thể cách đây cả trăm năm, khi thậm chí khái niệm “ăn vạ” (“dive” theo tiếng Anh) còn chưa có trong từ điển.

    ĂN VẠ XUẤT PHÁT TỪ PHẠT ĐỀN
    Những kỹ thuật chơi bóng mới mẻ, lạ lẫm, thường mang tên của người phát minh, chẳng hạn như cú đá “Panenka”. Nhưng ăn vạ thì không thể tìm ra “nhà sáng chế”. Song có thể xác định thời điểm khai sinh những pha ngã vờ, chính là khi có luật penalty vào năm 1890. “Trước thế chiến thứ hai, khái niệm về hành động cố tình ngã kiếm penalty đã hình thành”, nhà sử học bóng đá Pierre Lanfranchi của trường đại học De Montfort (Leicester, Anh) cho biết.

    Vì kiếm penalty, các cầu thủ bắt đầu học cách ăn vạ. Nhưng bóng đá cách đây hơn trăm năm vẫn chỉ là trò chơi giải trí đầy tinh thần thượng võ. Rất nhiều trường hợp, các cầu thủ được đá phạt đền đã cố tình sút trượt vì không muốn hoen ố danh dự. “Những năm 1920, sút penalty ra ngoài là cách cầu thủ khẳng định đối thủ bị phạt oan”, Lanfranchi phân tích.


    Giai đoạn 1930 chứng kiến cuộc cách mạng khi bóng đá bước lên chuyên nghiệp, bắt đầu từ nước Anh. Đó cũng là thời điểm mà hành vi ăn vạ bắt đầu nở rộ. Khi chơi bóng là chuyện kiếm tiền và thành tích là mục tiêu tối cao, những pha gian lận được khai thác triệt để. Cũng trong thời kỳ này, lần đầu tiên người Anh thực hiện nghiên cứu khoa học về các pha ăn vạ. Họ chứng minh được rằng các cầu thủ ngã vờ có dấu hiệu nhận biết chung là hai cánh tay co lại khi tiếp đất nhằm giảm tối đa chấn thương. Còn các cầu thủ ngã thật thì hai cánh tay giơ lên, lòng bàn tay mở ra và đầu gối cong lại.

    World Cup là sân chơi phản ánh khá chính xác sự phát triển của “nghề ăn vạ”. World Cup 1950 số các pha ngã vờ, gian lận chỉ chưa bằng một nửa so với World Cup 1958. Yvan Gastaut, giảng viên lịch sử trường đại học Nice-Sophia Antipolis còn lưu giữ nhiều tư liệu về kỳ World Cup tại Thụy Điển. Theo Gastaut, Garrincha được tung hô là người hùng World Cup 1958 nhưng cầu thủ người Brazil cũng những pha ăn vạ rất trơ trẽn ở giải đấu này.

    BÙNG NỔ TỪ THẬP NIÊN 1970
    Hành vi ăn vạ bắt đầu bùng nổ kể từ thập niên 1970. Bởi đó là thời kỳ bóng đá phát triển mạnh mẽ về mọi mặt từ phương pháp huấn luyện, lối chơi cho tới sơ đồ chiến thuật. Việc ghi bàn ngày càng khó khăn, từ trung bình 4 bàn/trận thập niên 1950 giảm còn 2,5 tới 3 bàn/trận những năm 1970. Do vậy “Ăn vạ” trở thành miếng võ quan trọng để tìm kiếm bàn thắng. Trong giai đoạn này, các trọng tài nghiệp dư bụng phệ, trình độ kém cũng tạo nhiều sơ hở cho các cầu thủ ăn vạ. Phải tới năm 2000 thì FIFA mới chuyên nghiệp hóa đội ngũ trọng tài để bắt sát hơn những pha ngã vờ.

    Klinsmann ngã vờ khiến Monzon nhận thẻ đỏ ở trận chung kết Italia 1990

    Việc nâng cấp trình độ trọng tài không hạn chế được bao nhiêu tình trạng ăn vạ. Bởi trong bóng đá hiện đại ngày nay, một pha ăn vạ đôi khi có thể quyết định cả trận đấu hoặc một chức vô địch. Klinsmann ngã vờ khiến Monzon (Argentina) nhận thẻ đỏ ở trận chung kết Italia 1990, dẫn đến chiến thắng của Đức trong thế hơn người. Robben ngã đẹp trong vòng cấm Mexico mang về bàn thắng quyết định cho Hà Lan tại World Cup 2014.

    Robben "ngã đẹp" kiếm penalty?

    NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY
    Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản


    So với hơn một trăm năm trước khi các cầu thủ ăn vạ để kiếm phạt đền, ngày nay ăn vạ còn nhằm câu giờ, đối phương lĩnh thẻ hoặc đơn giản là làm tụt nhuệ khí của đối thủ. Bóng đá càng khắc nghiệt thì các cầu thủ càng đặt nặng tư tưởng ăn vạ trong đầu. FIFA đã ban luật phạt thẻ vàng cho cầu thủ ăn vạ nhưng tính răn đe còn rất thấp. Đã đến lúc phải có một thẻ đỏ trực tiếp cho những diễn viên sân cỏ, để bóng đá trở lại với vẻ đẹp nguyên sơ của nó.

    5 “KỊCH SĨ” ĐẠI TÀI

    Arjen Robben
    Robben từng thừa nhận ngã vờ trong trận gặp Mexico. Kỹ năng ngã của Robben giỏi không kém kỹ năng đi bóng.

    Sergio Busquets
    Busquets để lại tiếng xấu với hình ảnh hé mắt nhìn trọng tài sau cú ngã vờ. Tiền vệ Barcelona là kịch sĩ hàng đầu tại La Liga.

    Luis Suarez
    Luis Suarez là một trong những chuyên gia ăn vạ đáng ghét nhất tại Premier League khi còn khoác áo Liverpool.

    Neymar
    Neymar từng mang về quả penalty cho Barca trong trận gặp Milan bằng pha ngã vờ rất khéo trong vòng cấm.

    Didier Drogba
    Rất to con nhưng Drogba lại rất dễ ngã trong các pha tranh chấp ngoài vòng cấm. Tiền đạo người BBN ăn vạ cũng giỏi như ghi bàn.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội