Bóng Đá Plus trên MXH

“VFF cần được bảo vệ nhiều hơn”
AN HƯNG (thực hiện) • 15:57 ngày 31/03/2014
Tham dự Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) khóa VII với tư cách khách mời, Tiến sĩ Mai Liêm Trực đã rất vui khi gặp lại nhiều cố nhân, những người từng là cấp dưới của mình. Nhân cơ hội này, ông đã chia sẻ với BĐ&CS về sự tin tưởng vào bộ máy quản lý, điều hành bóng đá Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018.
    “TÔI ỦNG HỘ VIỆC MỘT NHÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI LÀM CHỦ TỊCH VFF”
    - Cách đây 10 năm, ông đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Bóng đá thấp hơn mặt bằng xã hội”. Đến thời điểm này, ông vẫn suy nghĩ như thế chứ?
    Khi đó, tôi về làm Chủ tịch VFF khóa IV với tư cách là một nhà quản lý chuyên nghiệp. Trước đấy, tôi đã quản lý một doanh nghiệp cũng như một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Sau khi bắt tay vào việc vài tuần, tôi đã phát hiện những điểm yếu trong cách tổ chức hoạt động của VFF, đặc biệt của bộ máy điều hành. 

    Cụ thể, từ cơ chế tổ chức, mối quan hệ giữa VFF với Ủy ban TDTT, giữa Thường trực với toàn bộ Ban Chấp hành, và đặc biệt là việc nhân sự của bộ máy điều hành kiêm nhiệm rất nhiều. Như vậy, bộ máy điều hành của VFF không tương đồng với bộ máy chuyên nghiệp điều hành một doanh nghiệp hay tổ chức Nhà nước. 

    Tôi cho rằng, trong 10 năm qua, tính chuyên nghiệp, chuyên trách của bộ máy điều hành VFF đã tốt lên rất nhiều. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp của các CLB cũng được cải thiện đáng kể. 

    Tiến sĩ Mai Liêm Trực

    - Theo ông, VFF hiện tại còn những mặt nào làm chưa tốt?
    Chúng ta vẫn chưa chủ động tận dụng được sức mạnh của Đại hội thường niên, của Ban Chấp hành vì bộ phận Thường trực vẫn làm là chính còn Ban Chấp hành chỉ hợp thức hóa những nội dung Thường trực đưa ra. Một điểm yếu nữa là Thường trực nói riêng và Ban Chấp hành nói chung chưa tận dụng được sức mạnh của xã hội, bằng cách chắt lọc, phát huy ý kiến đóng góp của các nhà tài chính, các doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội... Nhiều khi, mọi người vẫn coi VFF là tổ chức của riêng mình. 

    Một vấn đề còn tồn tại nữa, đó là mối quan hệ giữa VFF với các cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay, VFF đã bớt đi nhiều những người từ Ủy ban TDTT, do đó giảm thiểu sự điều hành bóng đá theo cách của một người được biệt phái. Tuy nhiên, mối quan hệ, trách nhiệm giữa VFF với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn cần phải làm cho rõ ràng hơn.

    - Xin ông cho một vài ví dụ cụ thể!
    Nhiều việc, tôi cho rằng, VFF làm đúng, nhưng trước dư luận xã hội thì Ban Chấp hành, và đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà nước phải có tiếng nói, đứng ra bảo vệ những cái đúng của VFF. Chứ nhiều khi chỉ yêu cầu phải xử lý, kiểm điểm, kỷ luật nghiêm khắc thay vì có những lúc phải bảo vệ VFF. Ở đây là bảo vệ cái đúng, không nên để sức ép dư luận làm lúng túng rồi VFF chạy theo xử lý vụ việc. 

    - Quay trở lại với Đại hội VFF khóa VII này, ông có những dự đoán gì về bối cảnh cũng như triển vọng?
     Kỳ này có những dấu hiệu tích cực, có những hy vọng cho một giai đoạn phát triển. Tôi cho rằng nhiệm kỳ này sẽ làm tốt, kiện toàn và củng cố bộ máy.

    - Về vị trí người đứng đầu VFF, cá nhân ông có ủng hộ một doanh nhân đứng ra đảm nhiệm? 
    Tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm, nên để cho các nhà hoạt động xã hội làm Chủ tịch VFF nói chung và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp nói chung, hơn là các quan chức Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện bóng đá Việt Nam chịu sức ép rất lớn, mà quan chức Nhà nước rất ngại những rắc rối, các scandal, nên chưa xả thân hết mình. 

    Cho nên, tôi cho rằng, ở nhiệm kỳ này, có một nhà doanh nghiệp thành đạt, có uy tín, có mối quan hệ tốt với các hệ thống quản lý Nhà nước, lại gắn bó, lăn lộn với bóng đá lâu năm, đặc biệt là tâm huyết, dám xả thân làm Chủ tịch VFF là một điều rất cần cho bóng đá Việt Nam. 

    Ghế Chủ tịch VFF là ghế nóng, nên đã dấn thân làm là phải xả thân, dám nhảy vào lửa để cháy hết mình. Khi chiếc ghế Chủ tịch VFF không còn là chỗ để thăng quan tiến chức, kiếm tiền thì mình mới sẵn sàng xả thân để làm cái gì đó cho bóng đá Việt Nam, bằng cách tập hợp trí tuệ, tài chính của cả xã hội.

    Để VFF vững mạnh, đủ sức chèo lái con thuyền bóng đá Việt Nam, cần phải có sự đoàn kết,
     đồng thuận cao giữa các bộ phận có liên quan.

    “SẼ LÀ THÀNH CÔNG LỚN NẾU HẾT KHÓA VII, CHUYỆN CÁ CƯỢC THỂ THAO ĐƯỢC HỢP THỨC HÓA”
    - Tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng có đề xuất cho cá cược thể thao quốc tế để tăng nguồn thu cho bóng đá Việt Nam. Ông có đồng tình với quan điểm này?
    Tôi hoàn toàn ủng hộ. Nếu mình càng chậm làm cái này, mình càng tạo điều kiện cho cá cược ngầm phát triển. Nhà nước không thu được thuế còn cả ngành thể thao và bóng đá không có được nguồn thu. Quan trọng là các cơ quan Nhà nước, như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính phải vào đây ủng hộ, vì đây là hoạt động tài chính rất mạnh và liên quan đến rất nhiều vấn đề. 

    Một mình VFF chắc chắn không làm được, VFF chỉ đề xuất, trình bày còn quyết định phải là Nhà nước. Mà tôi cho rằng trong việc này, không chỉ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính mà quyết định phải là Thủ tướng Chính phủ. Quá trình ra quyết định rất công phu. 

    Phải tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo để các chuyên gia nói hết trước khi làm một tờ trình hẳn hoi, rõ ràng. Đây là vấn đề hệ trọng vì liên quan đến tài chính, tâm lý, thói quen; nhưng đã đến lúc chúng ta phải làm. Hết nhiệm kỳ VII này mà vấn đề cá cược được hợp thức hóa thì tôi cho rằng đó đã là một thành công rất lớn.

    - Có một thực tế là thành tích của ĐTQG gần đây không tốt. Theo ông chúng ta phải làm gì để lấy lại hình ảnh của ĐTQG?
    Trước hết và quan trọng nhất, phải nói đến đào tạo bóng đá trẻ. Vấn đề này lâu nay chúng ta làm chưa tốt. ĐTQG chỉ phát triển khi nền tảng đào tạo trẻ tốt. Công tác này cả VFF và các CLB, các địa phương phải làm. Vấn đề thứ 2 là những chính sách, cơ chế, quy định để làm sao các tuyển thủ được thi đấu, cọ xát nhiều vì lâu nay chúng ta còn hạn chế. Rồi ở các giải trong nước thì cơ cấu cầu thủ ngoại bao nhiêu, nội bao nhiêu. Đây không phải nguyên nhân chính khiến ĐTQG chơi chưa tốt, nhưng mình cũng cần xem xét.

    - Xin trân trọng cám ơn ông!

    “Khi mới về VFF, có lần qua hỏi han, tôi được biết lương bảo vệ là 1 triệu đồng. Tôi quyết định tăng gấp đôi. Anh Trần Duy Ly hơi e ngại, vì như vậy lương bảo vệ còn cao hơn chuyên viên của Ủy ban TDTT. Tôi đã gạt đi và giải thích rằng, VFF là tổ chức xã hội - nghề nghiệp nên có đặc thù riêng”. - TS. Mai Liêm Trực

    Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Hà Quang Dự cho rằng để bóng đá Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa, cần đặc biệt chú trọng việc cải tiến bộ máy, đổi mới nhân sự cả ở khâu quản lý và khâu điều hành.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội