Bóng Đá Plus trên MXH

Hà Lan và Bỉ xúc tiến hợp nhất hai giải VĐQG để quyết đấu Big Five
Việt Hà • 09:17 ngày 05/11/2019
Hà Lan và Bỉ từng chung tay tổ chức EURO 2000. Bây giờ, họ tiếp tục chung tay cho một kế hoạch đầy tham vọng: hợp nhất hai giải vô địch nhằm cạnh tranh với 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu.

    Hai thập kỷ ấp ủ
    Tháng 6/2019, 5 CLB lớn nhất của Bỉ (Club Brugge, Anderlecht, Standard Liege, Gent, Genk) đã nhóm họp cùng 6 đội bóng Hà Lan (Ajax, PSV, Feyenoord, AZ Alkmaar, Vitesse Arnhem, Utrecht) để thông qua một kế hoạch vĩ đại: thành lập một giải vô địch chung giữa hai quốc gia láng giềng.

    Hãng kiểm toán Deloitte, đơn vị được thuê để đánh giá khả năng thực tiễn của giải vô địch mới mang tên BeNe League (Belgium-Netherlands League), xác nhận “đàm phán thành công và mọi chuyện đang tiến triển khả quan”.

    Hiện kế hoạch thành lập BeNe League đang tiến sang bước tiếp theo, bao gồm thuyết phục thêm 7 CLB cho đủ 18 đội một mùa giải (10 CLB Hà Lan, 8 CLB Bỉ). Ngoài ra, LĐBĐ Hà Lan (KNVB) và LĐBĐ Bỉ (URBSFA) sẽ khẩn trương đàm phán để tìm được tiếng nói chung.

    Hồi tháng 10, chủ tịch Club Brugge, ông Bart Verhaeghe khẳng định mùa giải đầu tiên của BeNe League sẽ diễn ra trong 2 năm tới. Tuy nhiên ngay sau đó LĐBĐ Hà Lan bác bỏ thông tin này. Phía KNVB cho biết việc hợp nhất cần thêm thời gian, song “các bên đều quan tâm kế hoạch này và việc nghiên cứu phương án khả thi đang được triển khai”.

    Thực ra, ý tưởng hợp nhất hai giải vô địch Bỉ và Hà Lan đã có từ 20 năm trước. Vào cuối những năm 1990 khi đạo luật Bosman có hiệu lực, các CLB Bỉ và Hà Lan trở nên yếu thế trước các đội bóng của 5 giải hàng đầu. Hai liên đoàn đã xem xét việc tổ chức chung một giải vô địch, tập hợp các CLB hàng đầu của Bỉ và Hà Lan, nhằm tăng sức hấp dẫn, hút khán giả tới sân, tăng bản quyền truyền hình từ đó tăng sức cạnh tranh ở đấu trường châu Âu.

    Tuy nhiên, từ ý tưởng tới thực tiễn là một khoảng cách không nhỏ. Việc hợp nhất hai giải vô địch gặp quá nhiều trở ngại về khâu tổ chức, thể thức, tài trợ, lên xuống hạng. Phải tới thời điểm này thì người Bỉ và Hà Lan mới quyết tâm xắn tay cho ra đời BeNe League.

    BeNe League vượt mặt Ligue 1?
    “Bóng đá Bỉ đang trỗi dậy. Việc thành lập giải vô địch chung giúp chúng tôi có được thị trường 28 triệu NHM (17 triệu người Hà Lan, 11 triệu người Bỉ). BeNe League sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả hai nền bóng đá”, Bart Verhaeghe cho biết. Trên thực tế, dự án BeNe League tốt cho người Bỉ hơn là người Hà Lan.

    Các đội bóng Bỉ có tiềm lực thua kém hoàn toàn những Ajax, PSV, Feyenoord. Giải Jubiler Pro League của Bỉ có nhiều trận chỉ đón chừng 5.000 khán giả tới sân. Tham dự BeNe League cùng những “ông lớn” Hà Lan sẽ giúp các CLB Bỉ lên đời.

    Trong khi đó, hiệu ứng BeNe League cho các CLB Hà Lan không lớn đến thế. Eredivisie vốn dĩ đã là một giải vô địch hấp dẫn, giàu sức tấn công, có phong cách bóng đá đặc sắc. Ajax, PSV, Feyenoord tự đứng một mình đã là những thương hiệu có tiếng ở châu Âu.

    Cựu tiền đạo Youri Mulder (FC Twente) cho rằng “dự án BeNe League sẽ được người Bỉ thông qua dễ dàng hơn nhiều so với người Hà Lan”. Bởi lẽ phải có 13/18 CLB tại Eredivisie bỏ phiếu tán thành thì BeNe League mới được bật đèn xanh. Liệu các đội bóng trung bình của Hà Lan có chấp nhận chia tay bộ ba Ajax, PSV, Feyenoord để xuống chơi ở một giải vô địch kém miếng hơn?

    Cho dù một số trở ngại, BeNe League vẫn đang thành hình. Các CLB hàng đầu của hai quốc gia từng đăng cai EURO 2000 đều chung tay xây dựng một giải vô địch chung, nơi đó chất lượng chuyên môn sẽ cao hơn, khán giả tới sân đông hơn, tài trợ nhiều hơn.

    Thậm chí, các ông chủ nước ngoài sẽ nhìn thấy cơ hội đầu tư béo bở hơn vào một giải vô địch cộng hưởng tiềm lực của hai nền bóng đá. Mục đích của Bene League là đuổi kịp thậm chí vượt qua Ligue 1 về sức hấp dẫn và tính cạnh tranh ở đấu trường châu Âu. 

    17. Lần gần nhất một đội bóng đến từ Hà Lan hoặc Bỉ đoạt cúp châu Âu đã cách đây 17 năm, với chức vô địch UEFA CUP 2001/02 của Feyenoord.

    Khán giả ít ỏi
    Mùa này, giải vô địch Bỉ chỉ đón trung bình 10.765 khán giả tới sân mỗi trận. Con số này kém xa 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu. Giải Hà Lan khá hơn với 17.110 người/trận nhưng có dấu hiệu thụt lùi bởi mùa trước có trung bình 18.004 người tới sân mỗi trận.
    Lượng khán giả trung bình mùa này 
    tại 8 giải vô địch hàng đầu châu Âu:
    1. Bundesliga (Đức):     40.403 
    2. Premier League (Anh):     39.367
    3. Serie A (Italia):     29.443
    4. Ligue 1 (Pháp):     22.716
    5. La Liga (Tây Ban Nha):     19.857
    6. Eredivisie (Hà Lan):     17.110
    7. Primeira Liga (Bồ Đào Nha):     12.071
    8. Jubiler Pro League (Bỉ):     10.765
    (*): người/trận

    Bài học bóng đá nữ

    Việc hợp nhất hai giải vô địch Hà Lan và Bỉ đã từng diễn ra trong bóng đá nữ và được UEFA thông qua vào tháng 3/2012. Mùa giải 2012/13 lần đầu tiên chứng kiến 4 CLB Hà Lan và 4 CLB Bỉ tham gia một giải vô địch chung. BeNe League của bóng đá nữ chỉ tồn tại trong 3 mùa giải (2012-2015) bởi các CLB Hà Lan không đạt được thỏa thuận về tài trợ trong mùa bóng 2015/16. 

    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội