PSG & Man City: 2 gã 'phú ông' đang thay đổi bóng đá thế giới như thế nào?

Trung Nghĩa
09:55 ngày 04-06-2022
PSG và Man City lại một lần nữa khiến TTCN mùa hè bùng nổ bằng những bản hợp đồng bom tấn. Dù không có truyền thống hào hùng nhưng 2 đội bóng này dự kiến sẽ thống trị bóng đá thế giới trong thập kỷ tới.

Những gã nhà giàu gây náo loạn

Khi bạn không nhìn vào tài khoản ngân hàng mỗi ngày, bạn là người giàu có. Và đó chính xác là những gì xảy ra với hai câu lạc bộ này. Họ không kiểm tra xem họ có bao nhiêu tiền, họ chỉ đơn giản là mua theo ý thích trong mỗi mùa hè hoặc can thiệp vào hoạt động của đối thủ, buộc họ phải trả một cái giá quá đắt. 

Báo cáo thu nhập của họ vô lý đến mức hoàn toàn không khả thi khi nghĩ rằng có thể tuân thủ "cuộc chơi công bằng" về tài chính. Chỉ có một sự thật: trong 10 mùa giải gần đây, nếu chúng ta tính toán chi phí lợi nhuận từ việc mua-bán cầu thủ thì PSG đang âm 988 triệu euro và Man City là âm 1,046 tỷ euro.

Chi phí lợi nhuận mua-bán cầu thủ của các CLB lớn từ mùa 2011/12 đến nay (đơn vị: euro)
Man City: 1,652 tỷ chi phí và 606 triệu doanh thu = -1,046 tỷ
PSG: 1,438 tỷ chi phí và 450 triệu doanh thu = -988 triệu
Juventus: 1,535 tỷ chi phí và 1,025 tỷ doanh thu = -553 triệu
Barça: 1,535 tỷ chi phí và 993 triệu doanh thu = -542 triệu
Liverpool: 1,089 tỷ chi phí 660 triệu doanh thu = -429 triệu
Bayern: 796 triệu chi phí và 374 triệu doanh thu = -422 triệu
Real Madrid: 1,098 tỷ chi phí và 903 triệu doanh thu = -195 triệu

Một số đội bóng truyền thống đã chiến đấu để giành chức vô địch Champions League gần nhất (và đã vô địch) sống trong một bầu không khí khác hoặc thậm chí trên một hành tinh khác. 

Barça sa sút vì khủng hoảng tài chính bởi sự quản lý thảm hại. Họ chỉ may mắn sống sót để phù hợp với tính pháp lý theo yêu cầu của La Liga. Việc có những đội chơi với luật chơi riêng đã làm biến dạng bóng đá và là mối nguy cho sự ổn định của môn thể thao vua.

Sức mạnh tài chính của PSG và Man City kể từ khi các ông chủ ở Qatar và Abu Dhabi tham gia đầu tư đồng nghĩa với việc tiền bạc chưa bao giờ là vấn đề với họ. Cả hai đã chi những con số khủng cho các vụ chuyển nhượng cũng như trả những mức lương cao nhất lịch sử.

Việc Mbappe gia hạn gây tranh cãi nhờ số tiền khổng lồ lên tới hàng trăm triệu euro khiến nhiều người phải bó tay. Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha và Italia bày tỏ sự không đồng tình và trong trường hợp của La Liga, một vụ kiện đã được công bố để điều tra xem hoạt động này có nằm ngoài Luật Công bằng tài chính (FFP) của UEFA và Ligue 1 hay không.

Chủ tịch giải VĐQG Pháp Vicent Labrune đã chỉ trích Chủ tịch La Liga là Javier Tebas về mục đích mà họ đâm đơn kiện. "Chúng tôi muốn thể hiện bằng những quan điểm mạnh mẽ nhất về sự không đồng tình của chúng tôi, nhưng cũng là sự hiểu lầm của chúng tôi, trước những cuộc tấn công mới nhất của ông ta chống lại Ligue 1 và một trong những câu lạc bộ của chúng tôi", người đứng đầu bóng đá Pháp cho biết.

Và chính ở Pháp, nơi xảy ra bất bình đẳng lớn nhất, theo số liệu do L'Equipe cung cấp, đội bóng thành Paris có 18 trong số 20 cầu thủ hưởng lương cao nhất giải đấu. Tức là có những đặc thù gần như độc quyền tước đi sự cạnh tranh đầy cảm xúc của Ligue 1. 

(Số liệu trong mùa giải 2021/22)

Sự thống trị áp đảo của PSG tại giải đấu của họ đang bắt đầu lan sang phần còn lại của châu Âu. Trên thực tế, với việc chiêu mộ Haaland, Man City đã có hai cầu thủ được trả lương cao nhất Premier League (De Bruyne và chính Haaland). Trong bảng xếp hạng những cầu thủ có mức lương cao nhất hành tinh, chúng ta luôn thấy PSG và Man City ở 5 vị trí cao nhất.

Chỉ có Mbappe, Neymar và Messi đã chiếm tổng mức lương gần 200 triệu mỗi năm. Con số này gần ngân sách của một CLB lớn ở Tây Ban Nha như Sevilla.

Top 10 cầu thủ nhận lương cao nhất (trước thuế/triệu euro) từ mùa 2022/23
Mbappe (PSG): 100
Neymar (PSG): 49
Messi (PSG): 40
Haaland (Man City): 40
De Bruyne (Man City): 40
Ronaldo (Man United): 31
Hazard (Real Madrid): 30
Benzema (Real Madrid): 24
Lewandowski (Bayern): 23
De Gea (Man United): 23

Những đội hình với giá trị điên rồ

Sự xuất hiện của Pep Guardiola tại Man City đã khiến đội bóng "đảo lộn" với khoản đầu tư kinh tế chưa từng thấy trong bóng đá lên tới 1,119 tỷ euro.

Hơn 400 triệu euro đã được bỏ ra chỉ để củng cố hàng phòng thủ đã tóm tắt hoàn hảo cách hành động của một đội bóng dùng tiền mua danh hiệu. Aké (45 triệu), Danilo (30 triệu), Otamendi (55 triệu), Cancelo (65 triệu), Stones (55 triệu), Laporte (65 triệu), Mendy (57 triệu), Walker (52 triệu) và Rubén Dias (68 triệu) đại diện cho một câu lạc bộ dường như không quan tâm đến giá cả.

Đội hình với giá chuyển nhượng khủng của Man City (millones: triệu euro)

PSG cũng dùng tiền để lấp đầy đội bóng của họ với những ngôi sao. CLB này mua Neymar và Mbappé, phá vỡ thị trường chuyển nhượng và gây ra sự tăng giá chung và không bền vững cho những người còn lại, đồng thời giành lấy các đội trưởng của Real Madrid và Barça với hai lời đề nghị mà các câu lạc bộ lâu năm của họ không thể đạt được. Có nghĩa là, tổng số tiền chuyển nhượng và mức lương cắt cổ đã tạo thành một đội hình siêu đắt giá.

Đội hình với giá chuyển nhượng khủng của PSG (millones: triệu euro, libre: CNTD)

Nhưng vẫn nằm ngoài 'top 5' đội giàu nhất

Bất chấp chi phí khổng lồ của họ, cả hai đội vẫn còn khá xa so với những gã khổng lồ đã thống trị châu Âu trong một thế kỷ. Theo báo cáo của Forbes, Real Madrid và Barca là 2 đội bóng có giá trị nhất thế giới. Bất chấp cuộc khủng hoảng và sự ra đi của một số ngôi sao của mình, hai đội bóng Tây Ban Nha tiếp tục dẫn đầu trên BXH.

Sức mạnh của các 'câu lạc bộ được chủ giàu chống lưng' trên khắp hành tinh là không thể phủ nhận nhờ tác động to lớn của việc sở hữu những cầu thủ ở đẳng cấp cao. Sự xuất hiện của Messi đã làm tăng giá trị của PSG lên 60% và các sản phẩm của Man City đã được bán nhiều hơn so với hàng xóm Man United. 

Tuy nhiên, bất chấp tất cả sự tăng trưởng này, họ vẫn còn lâu mới làm xáo trộn các thế lực cũ, những đội vẫn đang phải hứng chịu sự đe dọa hàng ngày của 2 gã nhà giàu mới nổi.

Các đội giá trị nhất thế giới (theo Forbes/ĐVT: tỷ euro)
Real Madrid: 5,1
Barca: 5,1
Man United: 4,6
Liverpool: 4,45
Bayern Munich: 4,27
Man City: 4,25
PSG: 3,2
Chelsea: 3,1
Juventus: 2,45
Tottenham: 2,35

Một cuộc chiến mới?

Có vẻ như các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư đang có một nỗi ám ảnh với bóng đá châu Âu. Và đặc biệt hơn là với Premier League. Trong những tháng gần đây, việc mua một đội bóng Anh khác được chuyển sang tay của Saudi Arabia và đó có thể là đội bóng tiếp theo phá vỡ môi trường bóng đá thế giới đã được xác nhận.

Và đó là việc Newcastle được một trong những Quỹ đầu tư công quan trọng nhất thế giới mua lại với giá trị gần 400 triệu euro. 

"Newcastle xứng đáng đứng đầu Premier League. Chúng tôi muốn đạt được điều đó. Sẽ mất thời gian, nhưng chúng tôi sẽ đạt được điều đó", BLĐ mới của CLB khẳng định. Và có lẽ giờ là lúc các đội bóng truyền thống bắt đầu run rẩy.

Nguồn Marca
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: [email protected] | [email protected]
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: [email protected]

http://www.bangda7.com/bundles/jquery.js
x